• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII    Đại biểu tham dự Đại hội XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021    Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII    Khai trương Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng   

Xã hội

Điểm sáng trong phát triển BHXH tự nguyện

30/11/2020 13:01

Là địa bàn khó khăn, điều kiện kinh tế của phần đông người dân còn thấp, nhưng Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đăk Glei vẫn là một trong những điểm sáng trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đây là kết quả từ sự quyết tâm của cơ quan BHXH huyện, sự đồng hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương; sự đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động người dân của đội ngũ nhân viên làm công tác phát triển đối tượng.

Tính đến tháng 10/2020, trên địa bàn huyện Đăk Glei có 3.007 người tham gia BHXH, trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện là 735 người, tăng 643 người so với năm 2018. Phần lớn người dân tham gia BHXH tự nguyện trong độ tuổi từ 21- 40 tuổi và nhóm đối tượng tham gia chiếm tỷ lệ cao là nữ với 63,2%, mức tiền tham gia bình quân từ 200.000 - 300.000đồng/tháng.

Phó Giám đốc BHXH huyện Đăk Glei Nguyễn Vỹ Lưu cho biết: Việc thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Đăk Glei rất khó khăn bởi đối tượng vận động chủ yếu làm nông nghiệp, đồng bào DTTS đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp và không ổn định, nhận thức của người dân về chính sách BHXH còn hạn chế. Trong khi đó, theo quy định thời gian tham gia BHXH dài nên chưa đủ sức hấp dẫn người dân tham gia. Tuy nhiên, với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã đề ra nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn.

Tuyên truyền chính sách BHXH ở huyện Đăk Glei. Ảnh: TH

 

Theo ông Nguyễn Vỹ Lưu, kinh nghiệm của BHXH huyện Đăk Glei trong thời gian qua là cụ thể hóa các chủ trương, văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh trong công tác phát triển đối tượng, vận dụng vào đặc điểm tình hình thực tế tại địa phương một cách linh hoạt và hiệu quả.

Để người dân nhận thức đầy đủ quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, một trong những yếu tố quan trọng là phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành với cơ quan BHXH trong tuyên truyền, phát triển đối tượng. Do đó, đơn vị cũng tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở; các chỉ tiêu BHXH, BHYT được cụ thể hóa thành chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã triển khai tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT lồng ghép trong các đợt sinh hoạt pháp luật tại các xã, thôn, làng để vừa hạn chế được chi phí, vừa thu hút được đông đảo người dân tham gia. Đồng thời, đơn vị cũng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, “mưa dầm thấm lâu”.

Để công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hiệu quả, BHXH huyện Đăk Glei luôn chú trọng đến việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên đại lý thu, điểm thu. Trong đó, ưu tiên đội ngũ là cán bộ hội, đoàn thể và những người có uy tín như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, cán bộ tư pháp, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ địa bàn, điều kiện cuộc sống, nếp nghĩ của người dân nên sẽ có cách tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng.

Chị Trần Thị Tâm - nhân viên đại lý thu xã Đăk Nhoong chia sẻ: Khi tuyên truyền, nếu cứ đem các thông tin về chính sách bảo hiểm khô khan nói với người dân thì sẽ khó thu hút, không hấp dẫn mà tôi phải thuyết phục bằng những điều thực tế. Tùy từng hoàn cảnh gia đình mà tôi có cách vận động, hướng dẫn họ như mỗi ngày tiết kiệm vài ngàn đồng hay khi bán nông sản xong thì trích ngay ra một ít để tham gia BHXH tự nguyện. Mỗi tháng, mỗi năm để dành một ít sau này về già sẽ có lương hưu như những người làm Nhà nước, không phải chật vật lo toan cuộc sống. Tôi cứ nói đơn giản, giải thích cặn kẽ, từ từ họ hiểu ra những ưu điểm, lợi ích thiết thực của BHXH tự nguyện và tham gia thôi. Đến giờ, tôi đã vận động được hơn 50 đối tượng tham gia và còn nhiều người đăng ký.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Vỹ Lưu, việc triển khai phát triển BHXH tự nguyện trước mắt vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn. Vì vậy, công tác tuyên truyền vẫn là nhiệm vụ được BHXH huyện Đăk Glei tiếp tục đẩy mạnh. Đồng thời, đơn vị cũng chú trọng đào tạo, hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ phát triển đối tượng.

Có thể nói, chính nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp trên nên dù nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn, nhưng công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện huyện Đăk Glei vẫn đạt được những kết quả đáng kể.

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Hiệu quả mô hình làm chổi đót ở Đăk Pne
  • HĐND tỉnh - những điểm nhấn trong nhiệm kỳ 2016-2021
  • Hơn 10 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với truyền hình số
  • Huyện đoàn Sa Thầy: Phát động 90 ngày thi đua cao điểm Chào mừng Đại hội XIII của Đảng
  • Vì bình yên biên cương Tổ quốc
  • Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum: Hội nghị đại biểu người lao động năm 2021
  • Chỉnh trang đô thị chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền năm 2020
  • Công ty Điện lực Kon Tum: Hội nghị đại biểu người lao động năm 2021
  • Kon Rẫy: Đảm bảo quốc phòng, an ninh
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sự tiếp nối tất yếu
  • Hiệu quả mô hình làm chổi đót ở Đăk Pne
  • Ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII
  • Đại biểu tham dự Đại hội XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Thủ đô Hà Nội-Rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội
  • Rộn ràng khí thế, son sắt niềm tin
  • HĐND tỉnh - những điểm nhấn trong nhiệm kỳ 2016-2021
  • Hơn 10 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với truyền hình số

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by