• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Xã hội

Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh

06/06/2024 13:16

Những vụ đuối nước luôn để lại sự mất mát, nỗi đau không thể bù đắp cho gia đình, người thân của nạn nhân, càng đau lòng hơn khi nhiều nạn nhân là trẻ em. Và cũng là nỗi ám ảnh mỗi khi hè về của phụ huynh và chính quyền địa phương.

H., con bạn tôi, năm nay 14 tuổi, suýt chết đuối khi đi tắm sông cùng chúng bạn. Mấy ngày nay được nghỉ hè, buổi chiều đám trẻ hay rủ nhau ra bờ sông gần làng đá bóng, rồi xuống sông tắm, bố mẹ bận chuyện làm ăn nên cũng ít để ý.

Đoạn sông này tương đối cạn nước, nhìn có vẻ yên bình. Nhưng ẩn dưới lòng những hố sâu, được tạo nên khi khai thác cát.

Chiều hôm đó, H. cùng đám bạn đá bóng xong, như thường lệ xuống tắm thì bị hụt chân xuống hố sâu. H. không biết bơi, vài bạn khác cũng chỉ biết sơ sơ, luống cuống tìm cách cứu bạn không được, lại còn chút nữa bị kéo xuống theo.

May có mấy người dân làm cỏ bắp gần đấy, nghe tiếng đám trẻ la hét nên chạy tới kịp, cứu được H. đang trong cơn hoảng sợ và tuyệt vọng.

Chỉ một thoáng sơ sẩy có thể trả giá bằng cả mạng sống của cháu- bố của H. vẫn còn run rẩy mỗi khi nhớ lại.

Ngày hè, trẻ em thường rủ nhau đi tắm sông, suối, ao hồ, rất nguy hiểm khi không có sự giám sát của người lớn. Ảnh: T.H

 

Ngay sau hôm ấy, anh đăng ký cho con học bơi. “Tôi cho rằng, cháu cần được học và bơi thành thạo, thậm chí hình thành kỹ năng bơi lội. Đúng ra phải thực hiện việc này sớm hơn. Nhưng muộn còn hơn không”- anh nói.

H. là một trong những trường hợp may mắn thoát nạn trong gang tấc khi đi bơi, hoặc sơ sẩy trượt chân ngã xuống sông suối, ao hồ.

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh, những vụ tai nạn đuối nước vẫn xảy ra, chủ yếu ở trẻ em. Nhất là vào kỳ nghỉ hè, khi trẻ được nghỉ ngơi, rong chơi sau một năm học hành căng thẳng.

Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, trong khi bố mẹ phải đi làm thì trẻ em tự chơi với nhau, thường rủ nhau đi tắm, hoặc tự tập bơi mà không có sự giám sát của người lớn.

Qua thống kê, năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 14 vụ đuối nước và từ đầu năm 2024 đến nay xảy 3 vụ.

Gần đây nhất, ngày 27/5, tại thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) xảy ra một vụ đuối nước làm một trẻ em tử vong ngay sau lễ tổng kết năm học.

Theo thông tin từ chính quyền địa phương, khoảng 15h20’ ngày 27/5, sau khi kết thúc buổi lễ tổng kết năm, một nhóm học sinh THCS Lương Thế Vinh (thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) rủ nhau đến khu vực sông Đăk Pxi (đoạn chảy qua thôn 1, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) chơi.

Tuy nhiên, trong lúc tắm, một cháu bất cẩn bị nước cuốn trôi. Nhóm học sinh đã hô hoán để người lớn đến ứng cứu nhưng không kịp.

Những vụ đuối nước luôn để lại sự mất mát, nỗi đau không thể bù đắp cho gia đình, người thân của nạn nhân, càng đau lòng hơn khi nhiều nạn nhân là trẻ em. Và cũng là nỗi ám ảnh mỗi khi hè về của phụ huynh và chính quyền địa phương.

Nhà chức trách cho rằng, nguyên nhân gây tử vong do đuối nước chủ yếu do nhiều trẻ em không biết bơi và thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước.

Chính do thiếu kỹ năng nên các em không nhận biết được môi trường nước nguy hiểm vẫn xuống bơi; không biết cách cứu đuối gián tiếp mà nhảy xuống cứu đuối trực tiếp khi thấy bạn bị đuối nước, dẫn đến nguy cơ tử vong nhiều em cùng một lúc

Trong khi đó, tỉnh ta có nhiều sông suối, ao hồ tự nhiên và nhân tạo (hình thành trong quá trình triển khai các hoạt động phát triển kinh tế). Đây là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước.

Chưa kể nhiều nơi còn tình trạng ao hồ không có biển cảnh báo; kênh mương, hố sâu không có nắp đậy; nhiều công trình xây dựng không có rào chắn; thiếu biển báo tại các hố nước hoặc không lấp bỏ các hố nước sau khi kết thúc xây dựng; nhiều ao, hồ tưới tiêu ở rẫy, khu dân cư không bảo đảm an toàn.

Đuối nước còn xảy ra do sự xao nhãng, vô ý, bất cẩn của bố mẹ khi để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm, như sông, suối, ao, hồ.

Nhiều ao hồ không có rào chắn, biển cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước. Ảnh: TH

 

Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh, nhất là vào những ngày hè tươi đẹp, có một số việc cần làm, và làm ngay.

Trong đó, điều quan trọng trước hết phải dạy trẻ biết bơi, đi kèm hướng dẫn kiến thức an toàn khi ở môi trường nước, nhận biết môi trường nước nguy hiểm để không xuống chơi, xuống bơi; kỹ năng giúp người bị tai nạn đuối nước.

Chính quyền địa phương cần quan tâm tạo điều kiện cho các lớp dạy bơi cộng đồng; rà soát các khu vực thường xảy ra đuối nước hoặc có nguy cơ để chủ động phòng ngừa.

Làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm để nhắc nhở và cảnh báo để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, mùa mưa bão.

Quan trọng hơn, đuối nước hoàn toàn phòng tránh được từ sự quan tâm và hành động thiết thực của mỗi gia đình. Bên cạnh cho trẻ em học bơi, hơn ai hết, các bậc phụ huynh phải luôn để mắt tới con nhỏ; giám sát và liên tục nhắc nhở hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn.

Bởi trong nhiều vụ đuối nước thương tâm, nguyên nhân trước hết thuộc về gia đình, khi lơ là, thiếu sự quan tâm, giám sát.

Trong nỗ lực phòng, chống đuối nước, sáng 21/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức phát động phong trào toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2024.

Theo lãnh đạo ngành chức năng, phong trào giúp trẻ em trên địa bàn rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và phòng, chống tai nạn đuối nước, nhất là vào dịp hè.

Chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", với ý nghĩa tạo môi trường sống an toàn, có cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ em Việt Nam.

Trong đó cần quan tâm ưu tiên xua tan nỗi ám ảnh đuối nước!    

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
  • Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
  • Thành lập 10 Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp xã (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới) nhiệm kỳ 2025-2030
  • Yêu cầu điều tra, xác minh báo cáo vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by