• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Chiến thắng Đăk Pék qua lời kể của các nhân chứng

16/05/2019 06:15

Đầu tháng 5, tôi có dịp cùng ông Ka Ba Tơ (nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh) trở lại huyện Đăk Glei để gặp gỡ các nhân chứng từng tham gia trận đánh Đăk Pék ngày 16/5/1974, tiến tới giải phóng hoàn toàn 2 huyện H30 và H40 (nay là huyện Đăk Glei) vào năm 1974.

Đến bây giờ, nhiều bà con các dân tộc huyện Đăk Glei vẫn không quên trận đánh lúc 8 giờ ngày 16/5/1974 của quân chủ lực Mặt trận Tây Nguyên (Quân khu V), mà trực tiếp là Trung đoàn 66 (Sư đoàn 10) phối hợp với lực lượng vũ trang, dân quân của 2 huyện và Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) tiến công giải phóng cứ điểm Đăk Pék nằm ở cực bắc chiến trường Tây Nguyên.

Cứ điểm Đăk Pék đã gây cho ta nhiều khó khăn và tổn thất. Tại đây, một mặt, quân địch vừa phòng thủ, ra sức càn quét nống lấn vùng giải phóng của ta; mặt khác, chúng tập trung dồn dân lập ấp chiến lược. Bà con các dân tộc của 2 huyện H30, H40 đã chiến đấu đầy gian khổ trong nhiều năm với nhiều hy sinh, mất mát.

Trò chuyện với chúng tôi tại nhà ông A Lơn (nguyên Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, 74 tuổi, ở thôn 14A, xã Đăk Pék), ông Ka Ba Tơ vẫn còn nhớ như in một chiến thắng lẫy lừng, một trận đánh xuất sắc đạt tốc độ và hiệu suất chiến đấu cao, thể hiện quyết tâm và trình độ phối hợp giữa đơn vị binh chủng chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương, phối hợp chặt chẽ giữa tiến công với nổi dậy đồng loạt của quần chúng nhân dân, đưa trận đánh đến thắng lợi trọn vẹn cả về chính trị lẫn quân sự.

Ông Ka Ba Tơ nói, âm mưu của địch lúc đó muốn chiếm giữ và kiểm soát cứ điểm án ngữ vùng cực Bắc của Tây Nguyên (có Quốc lộ 14 - Đường Trường Sơn chiến lược nối từ Bắc vào Nam) nhằm phục vụ âm mưu “bình định nống lấn” toàn bộ ấp chiến lược thuộc căn cứ quân sự và chi khu quận lỵ Đăk Pék. Vì vậy, địch tiến hành tổ chức phòng ngự chốt điểm cuối cùng sau thất thủ mùa hè năm 1972 ở Đăk Tô - Tân Cảnh, hòng cắt viện trợ yết hầu từ khu tiếp giáp hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, mà nơi đây là vùng chiến lược trọng điểm. Nếu cắt được đường tiếp viện này là cô lập tiếp viện của miền Bắc, gây khó khăn cho lực lượng kháng chiến của ta.

Từ tháng 8/1965, Mỹ - Ngụy điều động thêm một tiểu đoàn biệt động biên phòng, một đại đội bảo an tăng cường cố vấn quân sự và xây dựng, củng cố vững chắc hệ thống chính quyền Ngụy thuộc quận lỵ Đăk Pék, hình thành một cụm cứ điểm được bố trí liên hoàn với nhau gồm 18 chốt điểm; trong đó có 10 cứ điểm nhỏ vòng trong và 8 cứ điểm vòng ngoài, từng chốt đều có hàng rào dây thép gai nhiều lớp với công sự đường ngầm liên lạc rất kiên cố, có thể chi viện cho nhau khi một trong các cứ điểm bất kỳ nào đó bị ta tấn công.

Quận Đăk Pék khi ấy có khoảng 10.000 dân, sống trong 10 ấp chiến lược, thường xuyên bị địch kìm kẹp khá chặt chẽ, làm lá chắn chống đỡ sự tấn công của quân ta. Hàng ngày, các xã như Xốp, Đăk Plà (vùng căn cứ cách mạng của ta) luôn luôn bị từng bộ phận của địch thọc sâu lùng sục bắt lính, tìm diệt cơ sở cách mạng, chống phá vùng căn cứ của ta; 24/24 giờ máy bay B52, trực thăng L19, HU1A của địch liên tiếp trinh sát phát hiện dấu vết bộ đội để rải thảm bom, rốc két và chất độc hóa học, gây cho ta biết bao hy sinh và mất mát về sức người, sức của.

Đầu tháng 5/1974, nhằm hoàn chỉnh vùng giải phóng và thông hành lang chiến lược Đông Trường Sơn, kế hoạch tiêu diệt cụm cứ điểm Đăk Pék, sân bay dã chiến Đăk Pék nằm sát biên giới Việt - Lào đã được Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định. Cuộc chuẩn bị cho trận đánh diễn ra khẩn trương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang trong huyện phối kết hợp với bộ đội chủ lực Mặt trận B3, quân và dân địa phương suốt ngày đêm mở đường cho pháo binh vào chiếm lĩnh trận địa. Các khẩu pháo 122 ly, 155 ly bắn thẳng; những khẩu pháo lớn như Đ74 được tháo rời để khiêng, vác đưa lên những điểm cao đặt ngụy trang trên đồi 910 để bắn chi viện cho bộ binh ta mở cửa.

Ông Ka Ba Tơ (phải) và ông A Lơn (trái) kể lại trận đánh Đăk Pék năm xưa. Ảnh: Thảo Nguyên

 

Nhớ lại trận đánh giải phóng Đăk Pék, ông Trương Văn Phụ (68 tuổi, cựu chiến binh ở thị trấn Đăk Glei - khi đó là Thượng sỹ, Tiểu đội trưởng Cối 60, C103, Huyện đội H30) kể: Đúng 8 giờ sáng 16/5/1974, lệnh tiến công căn cứ Đăk Pék phát ra từ Sở chỉ huy trận đánh. Ngay lập tức, các khẩu pháo bắn thẳng 85 ly, 105 ly và Đ74 gầm lên nổ đạn phá vỡ những lô cốt vòng ngoài, từng mảng công sự địch bị phá banh nhờ bắn ở tầm gần, trực xạ nên bắn đâu trúng đó.

Theo ông Phụ, sau 4 tiếng đồng hồ chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân ta, toàn bộ quân địch ở căn cứ Đăk Pék và quận lỵ Đăk Pék bị tiêu diệt, bị bắt làm tù binh. Kết quả, ta đã bắt sống 403 tên, thu 110 súng các loại, phá hủy 14 đại bác và cối hạng nặng, bắn rơi 3 máy bay địch, xóa sổ hoàn toàn sở chỉ huy biệt kích, án ngữ trục đường 14 Đăk Pék.

Ông Ka Ba Tơ khẳng định, trận tiêu diệt cụm cứ điểm Đăk Pék một lần nữa khẳng định truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ làng của đồng bào các dân tộc trong huyện dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đi vào lịch sử của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nghệ thuật chiến tranh nhân dân tài tình sáng tạo của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ghi nhận những thành tích và công lao của quân dân các dân tộc trong huyện đã chiến đấu, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 1/2/2002, Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho cán bộ, quân và dân huyện Đăk Glei.

45 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Đăk Glei tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, quyết tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững an ninh biên giới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, góp phần cùng với tỉnh Kon Tum và cả nước thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đường giao thông nông thôn ở Đăk Pék đến nay cơ bản đều đã được tông hóa. Ảnh: Thảo Nguyên

 

Thảo Nguyên

 

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by