• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Chiến công hiển hách của Trung đoàn 174

30/04/2021 06:18

Tại buổi lễ khánh thành Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 174 tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô (ngày 16/4/2021), chúng tôi có dịp gặp và trò chuyện cùng Đại tá Trần Thế Tuyển - Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM, Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 174 tại TPHCM và các tỉnh phía Nam (một trong những cựu chiến binh Trung đoàn 174 từng tham chiến tại chiến trường Đăk Tô-Tân Cảnh những năm 1967-1968). Ông bồi hồi kể lại những chiến công hiển hách của đơn vị qua hơn 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành.

Trang sử hào hùng

Đại tá Tuyển kể rằng, Trung đoàn 174 (Đoàn Cao - Bắc - Lạng) là một trong 2 trung đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta, thành lập ngày 19/8/1949 tại Chiến khu Việt Bắc. Ngay sau khi thành lập, Trung đoàn lập công lớn trong chiến dịch Thu Đông năm 1950 với những trận đánh trên đường số 4 và căn cứ Đông Khê lịch sử. Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954), Trung đoàn được cấp trên giao nhiệm vụ làm mũi chủ công đánh đồi A1.

Tháng 3/1967, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giúp nước bạn Lào, Trung đoàn hành quân vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tháng 11/1967, với mật danh Đoàn A1, hơn 7.000 cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn 174 hành quân đến Đăk Tô-Tân Cảnh, nhận lệnh cấp trên chốt giữ các cao điểm 823, 875, 882 nhằm thu hút lực lượng của địch.

Đúng như phương án đã định, phát hiện được lực lượng của ta, địch đã điều Sư đoàn 4 cùng với Lữ đoàn dù 173 - những đơn vị thiện chiến của Mỹ lúc bấy giờ đến Đăk Tô, mở cuộc càn quét mang tên “Mác Ác Tơ”. Rạng sáng ngày 18/11/1967, Mỹ ném bom B52 tại các cao điểm 823, 875, 882 trên dãy Ngọc Kon Liệt và 2 tiểu đoàn Mỹ tiến vào cao điểm 882, 875. Bộ đội ta giữ bí mật, để địch đến cách trận địa 200m mới nổ súng. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt, đến 17h cùng ngày, Mỹ rút quân và thả bom napan, bom bi hòng huỷ diệt trận địa chốt của ta.

Đến ngày 29/11, Trung đoàn 174 được lệnh rút khỏi địa bàn Đăk Pék. Như vậy, sau hơn 20 ngày đêm chiến đấu liên tục, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy và Chính ủy Hoàng Danh Trà, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 quân Mỹ thuộc Lữ đoàn dù 173, Lữ đoàn bộ binh 1 thuộc Sư đoàn 4 Mỹ; bắn cháy 13 máy bay, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch.

Đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, Tiểu đoàn 2 và các đơn vị thuộc Trung đoàn 174 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công đánh chiếm thị trấn Đăk Tô-Tân Cảnh, bao vây thị xã Kon Tum, góp phần vào chiến công chung của quân và dân ta trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Để có chiến công ấy, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, trong đó Trung đoàn 174 - Đoàn A1 có trên 200 đồng chí.

Năm tháng qua đi, rời xa mảnh đất Tây Nguyên với những chiến công chói ngời, với sự mất mát đau thương vô bờ bến, để lại những đồng đội yên nghỉ trên mảnh đất này, Trung đoàn 174 tiếp tục hành quân vào miền Đông Nam bộ và được giao nhiệm vụ làm mũi chủ công tiêu diệt Chi khu Lộc Ninh trong Chiến dịch Nguyễn Huệ mùa hè năm 1972, góp phần mở ra một vùng giải phóng rộng lớn.

Cắt băng khánh thành Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 174. Ảnh: Q.Đ

 

Sau khi giải phóng Lộc Ninh, Trung đoàn được lệnh hành quân cấp tốc về Đồng bằng sông Cửu Long. Từ tháng 6/1972 đến tháng 4/1975, Trung đoàn 174 đã đánh hàng trăm trận dọc tuyến biên giới Tây Nam và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung đoàn nhận lệnh tiến công giải phóng thị xã Tân An (nay là thành phố Tân An, tỉnh Long An), góp phần vào chiến công chung của quân và dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm 1977, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam. Hơn 10 năm sau đó, trong vai trò đội quân tình nguyện, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 giúp đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng cuộc sống mới.

Qua hơn 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Trung đoàn 174 được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Chiến công hạng Nhất thời kỳ chiến đấu tại Chiến trường Đăk Tô-Tân Cảnh 1967-1968. Đặc biệt, đơn vị vinh dự 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Để có thành tích vẻ vang ấy, có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 đã anh dũng hy sinh, hoặc mất mát một phần thân thể, trong đó có nhiều liệt sĩ đến nay chưa tìm được hài cốt và chưa xác định được danh tính.

Tri ân các anh hùng liệt sĩ

Xuất phát từ tình thương yêu đồng chí, đồng đội, các cựu chiến binh Trung đoàn 174, đặc biệt là cựu chiến binh thuộc Đoàn A1 năm 1967-1968 đã đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum cùng các đơn vị liên quan xây dựng Bia tưởng niệm ghi danh liệt sĩ thuộc Trung đoàn 174 đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh.

Nguyện vọng ấy đã được lãnh đạo tỉnh Kon Tum đáp ứng với tinh thần trách nhiệm chính trị và nghĩa cử văn hóa cao đẹp, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta. Và Bia tưởng niệm các liệt sĩ Trung đoàn 174 được xây dựng để thế hệ chúng ta đang sống và thế hệ trẻ tương lai luôn luôn ghi nhớ công ơn thế hệ cha anh đi trước.

Bia tưởng niệm liệt sĩ Trung đoàn 174 hy sinh tại Đăk Tô - Tân Cảnh năm 1967-1968 được xây dựng khang trang trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô, bên trên ghi danh 48 anh hùng liệt sĩ có nguyên quán. Tổng kinh phí xây dựng công trình hơn 382 triệu đồng; trong đó có 335 triệu đồng trích từ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Ban liên lạc Trung đoàn 174 hỗ trợ 50 triệu đồng.

Ông Đặng Hoàng Nam - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết, công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện lòng tri ân sâu sắc, sự tôn vinh thành kính của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đăk Tô đối với các anh hùng liệt sĩ Trung đoàn 174 đã anh dũng hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đại tá Trần Thế Tuyển bày tỏ: “Bia tưởng niệm ghi danh liệt sĩ Trung đoàn 174 sừng sững hiện lên trong khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô ấm áp và linh thiêng. Dân tộc ta, đất nước ta, nhân dân ta, đặc biệt những người đang sống, mãi mãi không bao giờ quên ơn các anh hùng liệt sĩ. Thân thể các anh đã biến thành đất đai thiêng liêng của Tổ quốc. Hồn các anh đã hoá thành linh khí sưởi ấm cho quốc thái dân an, cho Tổ quốc Việt Nam ngàn năm văn hiến, đời đời bền vững”. 

Quang Định

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by