Những vụ đuối nước luôn để lại sự mất mát, nỗi đau không thể bù đắp cho gia đình, người thân của nạn nhân, càng đau lòng hơn khi nhiều nạn nhân là trẻ em. Và cũng là nỗi ám ảnh mỗi khi hè về của phụ huynh và chính quyền địa phương.
Trong dịp hè 2024, huyện Đăk Tô triển khai đa dạng các hoạt động nhằm giúp các em thanh thiếu nhi được sinh hoạt, vui chơi trong môi trường an toàn, lành mạnh, bổ ích và lý thú.
Chiều 5/6, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón, gặp mặt Đội K53 hoàn thành nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ tại Lào và Campuchia mùa khô 2023 - 2024 về nước.
Ta có thể bắt gặp câu khẩu hiệu này ở bất cứ nhà xưởng sản xuất nào. Nhưng giữa treo khẩu hiệu và thực hiện được như khẩu hiệu vẫn có khoảng cách, mà muốn rút ngắn thì còn rất nhiều việc cần làm và phải làm.
Thực hiện Kết luận 08-KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, các huyện, thành phố đã xây dựng 861 mô hình với kinh phí 94,5 tỷ đồng, trong đó có nhiều mô hình tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực.
Môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế-xã hội đang gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường sống; đòi hỏi phải có sự thay đổi trong ứng xử, có hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
Những năm qua, công tác bảo trợ xã hội (BTXH) luôn được huyện Đăk Tô quan tâm thực hiện, qua đó, giúp đời sống của các đối tượng được hưởng thụ cải thiện và từng bước nâng cao.
Những năm qua, người có uy tín huyện Ngọc Hồi có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới ở địa phương.
Ngày 4/6, đại diện Báo Thanh Niên phối hợp với UBND xã Sa Bình, huyện Sa Thầy trao số tiền 74,7 triệu đồng do bạn đọc Báo Thanh Niên ủng hộ cho gia đình chị Lê Thị Kiều (trú tại thôn Bình Trung, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy).
Sáng 3/6, hơn 7.000 thí sinh của tỉnh (đã tốt nghiệp THCS) hoàn thành môn thi Toán với hình thức tự luận, đây là môn thi cuối cùng, khép lại Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hệ không chuyên năm học 2024- 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo của các lực lượng làm nhiệm vụ, cùng sự quan tâm của gia đình đã giúp các thí sinh có tâm thế làm bài tốt nhất kỳ thi chuyển cấp; đem lại sự an toàn, nghiêm túc và thành công của kỳ thi.
Ngày 2/6, toàn tỉnh có 7.013/7.092 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại 25 hội đồng thi trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên.
Những năm qua, phong trào “Thắp sáng đường quê” ở xã Đăk Man, huyện Đăk Glei đã nhận được sự đồng thuận, tham gia đóng góp của nhân dân và sự ủng hộ của các mạnh thường quân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) và giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Trong 2 ngày (30-31/5), UBND tỉnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”. Mặc dù là lần đầu tổ chức, nhưng hội thi đã diễn ra sôi nổi, quy mô, bài bản, thu hút 80 vận động viên của 10 đội đến từ 10 huyện, thành phố và hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh tham gia.
Gần đây, trên các trang mạng xã hội như youtube, facebook xuất hiện nhiều clip nói về tình cảm cha con, mẹ con, nhất là với cha mẹ già, được nhiều người yêu thích, chia sẻ, bình luận tích cực bởi sự đáng yêu, và hơn nữa rất cảm động, trước tình cảm của con cái đối với bậc sinh thành của mình và ngược lại.
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Khi măng không uốn thì tre trổ vồng” đều là cách cha ông ta xưa ví von, nhắc nhở các bậc làm cha, làm mẹ quan tâm, nghiêm khắc dạy dỗ con cái ngay từ khi còn nhỏ. Thương con, muốn con tốt lên thì phải nghiêm khắc, nhắc nhở, uốn nắn. Còn nuông chiều con, không uốn nắn con từ nhỏ, để cho con tùy ý làm những điều mình thích, lâu dần thì như “tre trổ vồng”, dễ dẫn đến làm hư con.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.