Ngày 15/6, ông Phan Văn Tuân - Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Đăk Tô cho biết, trên địa bàn xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm 2 người chết. Công an huyện Đăk Tô đã có mặt tại hiện trường, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Nói đến Kon Plông, chúng ta nghĩ ngay đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Bởi ở đó, Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 19/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm 2025 (viết tắt là Nghị quyết 02) bước đầu đã trở thành hiện thực.
Để bê tông con đường vào xóm mới, 10 hộ dân đã hiến 1.200m2 đất, chặt bỏ những cây có giá trị kinh tế như nhãn, cao su, cà phê, bời lời... Trong đó, có hộ hiến hơn 400m2 đất vườn cao su, cà phê đang trong kỳ thu hoạch.
Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức là một trong những yếu tố quan trọng để đưa khoa học và công nghệ (KHCN) thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nền tảng để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mặt khác giúp đưa nhanh các tri thức KHCN vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Sáng 13/6, Đoàn khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Khoa Huyết học - Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tổ chức Chương trình hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2020.
Hơn 3 năm làm công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cô giáo Lại Thị Trà - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học số 2 thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) luôn hết mình với công tác Đội, gần gũi với học sinh.
Với tinh thần quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, viên chức và người lao động cùng việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bám sát thực tiễn của địa phương, từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Kon Plông đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, một số chỉ tiêu vượt so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều cử tri phản ảnh có sự lãng phí về đất đai trong nhiều năm nay, hàng trăm héc ta đất sản xuất đã bị thu hồi để triển khai xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhưng đến nay vẫn “án binh bất động”, gây lãng phí tài nguyên đất, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo trật tự an toàn xã hội là chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10/6.
Theo Sở Nội vụ (Cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh), thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước được các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyên truyền, phát động với nhiều hình thức, nội dung phong phú. Qua đó, mang lại khí thế mới, sự phấn khởi để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, quân nhân, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân tham gia... góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao.
Mặc dù nhà trường đã có nhiều giải pháp tuy nhiên tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ tai nạn giao thông vẫn đang là mối lo của nhiều bậc phụ huynh có con em học ở 2 trường THCS Thực hành sư phạm Lý Tự Trọng và Tiểu học Phan Đình Phùng.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước, hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Kon Tum lựa chọn hình thức khoan giếng công nghiệp với độ sâu hàng chục mét để lấy nước ngầm sử dụng thay vì việc thuê thợ đào giếng như trước đây. Bởi, hiện nay do nhiều nguyên nhân tác động (cả khách quan và chủ quan) đã làm cho mạch nước ngầm suy giảm nên việc đào giếng theo truyền thống (hoặc nạo vét giếng cũ) sẽ gặp khó khăn, vì phải đào rất sâu, chi phí cao và không có đủ nước phục vụ đời sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, sự khai thác quá mức này lại dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tầng nước ngầm.
Những năm qua, các cấp chính quyền và các ngành chức năng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về Luật Giao thông đường bộ cho nhân dân ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, trên thực tế, hiện nay tình trạng người dân ở các vùng nông thôn khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Nhờ làm tốt việc phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ và đặc biệt là sự nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ xã Đăk Pék đã nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, phát huy tối đa được nguồn lực ngay tại cơ sở, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, về đích nông thôn mới trước kế hoạch 1 năm.
Thời gian qua, các lực lượng chức năng của Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thường xuyên đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp phòng, chống mại dâm. Hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai nhiều đợt kiểm tra các cơ sở có biểu hiện nghi vấn hoạt động mại dâm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý triệt để.
Vui mừng và phấn khởi là tâm trạng của hầu hết bà con DTTS ở làng Ba Rgốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy) khi con đường dẫn vào khu sản xuất của làng đã được bê tông hóa, giúp việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con gặp nhiều thuận lợi.
Sáng 8/6, tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (khối 5 - thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô), thầy và trò nhà trường phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ trong khuôn viên nhà trường. Ngay sau đó, vụ việc đã được trình báo lên cơ quan chức năng.
Huyện Tu Mơ Rông được thành lập ngày 9/6/2005 theo Nghị định 76/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trên địa bàn đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục muôn vàn khó khăn, đạt nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.