Nhiều năm nay, người dân xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) ở gần khu vực bãi chứa xử lý rác thải rắn của huyện phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường. Mặc dù đã phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết. Thực trạng đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của người dân.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các hoạt động của toàn xã hội được “kích hoạt” trở lại. Thế nhưng, trẻ em là đối tượng chưa được tiêm phòng vắc xin Covid-19, nhất là trẻ ở lứa tuổi dưới 12 đối diện với nguy cơ bị nhiễm bệnh cao, chịu nhiều tác động khác khi phải thích nghi với “bình thường mới”. Điều này đòi hỏi công tác chăm sóc trẻ em cần được quan tâm hơn.
Trong 2 ngày (26-27/2), Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đoàn Bác sĩ Tâm Việt (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Chương trình “Tặng quà không tiếp xúc” tại thành phố Kon Tum và huyện Kon Rẫy.
Theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, từ ngày 1/1/2022, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng/người/tháng lên 1.500.000 đồng/người/tháng. Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tối thiếu của người dân cũng tăng lên, đồng thời mức hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng này cũng tăng theo, đảm bảo quyền và lợi ích của người tham gia.
Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, những năm qua, ngành Y tế đã có những bước phát triển vững chắc trên mọi phương diện. Qua đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng, kéo nhu cầu về kit test xét nghiệm nhanh Covid-19 tăng theo. Đây là nguyên nhân khiến giá bán loại sinh phẩm y tế này tăng và “loạn”.
Những năm qua, huyện Kon Plông quan tâm chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học trên địa bàn.
Với quan điểm xuyên suốt là đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, 2 năm qua, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành Y tế tỉnh ta đã vào cuộc quyết liệt, đi đầu triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đội ngũ y, bác sĩ trên toàn tỉnh đã nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong giai đoạn 2017 – 2021, mô hình “Cán bộ Đoàn đồn Biên phòng kiêm nhiệm chức danh Phó Bí thư Đoàn xã biên giới” đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Từ mô hình, nhiều phong trào, hoạt động phù hợp thực tiễn các xã vùng biên mang “hơi thở” của thanh niên được triển khai, góp phần tích cực phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, xây dựng vùng biên ngày càng ổn định, phát triển” – anh A Xây, Phó Bí thư Tỉnh đoàn đánh giá.
Thời gian gần đây, với số ca nhiễm ghi nhận trong cộng đồng tăng cao, đã xuất hiện suy nghĩ “trước sau gì cũng nhiễm” ở nhiều người, dẫn đến tư tưởng chủ quan, lơ là trong phòng bệnh. Đây là suy nghĩ sai lầm và có thể đem lại nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.
Tiếp tục thực hiện Thông báo số 165-TB/TU, ngày 26/3/2021 của Thường trực Tỉnh ủy “về đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh”, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2022.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” thông qua việc vận động người dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và thực hiện mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, nuôi heo sọc dưa…, Đảng bộ xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy tạo ra động lực mới phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy gặp không ít khó khăn về nhân lực và trang thiết bị y tế, thế nhưng với tinh thần vượt khó, những năm qua, đội ngũ y, bác sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan, đơn vị; phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực biên giới và người dân nước bạn Lào, Campuchia.
Về các thôn làng của xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông) vào những ngày này, tôi cảm nhận rõ sự khởi sắc trong cuộc sống của bà con nơi này từ những ngôi nhà “3 cứng”; con đường bê tông phẳng phiu; những vườn rau xanh mướt.
Từ xưa đến nay, ở nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, nghề y là nghề luôn được xã hội trọng vọng. Không khó hiểu, khi những người có khả năng khám, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người được xã hội trân trọng gọi là thầy thuốc. Và cũng vì thực hiện sứ mệnh cao cả cứu người, nâng cao sức khỏe con người, đòi hỏi người thầy thuốc phải có y đức và giỏi nghề.
Trải qua hơn 2 năm cả nước gồng mình phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng là chừng ấy thời gian các y, bác sĩ – những người trên tuyến đầu phòng chống dịch – vốn đã vất vả sớm hôm lại thêm nhân đôi, nhân ba với hành trình truy vết, khoanh vùng, tiêm phòng, xét nghiệm, điều trị các ca F0…
Chiều 23/2, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Ban tổ chức Chương trình Truyền hình Nhân đạo Khát vọng sống tổ chức trao tặng 70 triệu đồng cho gia đình chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (42 tuổi), thôn Măng La, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.