Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đây là di tích đầu tiên của tỉnh được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Ngày 21/12, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1557/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Trung tâm Thể dục thể thao và các công trình phụ trợ.
Trong 2 ngày 20-21/12, huyện Ia H’Drai tổ chức Giải bóng chuyền nam toàn huyện lần thứ IV/2016 chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12.
Trong 3 ngày 17 - 19/12, UBND thành phố Kon Tum tổ chức Giải Cầu lông mở rộng năm 2016. Tham gia giải, có 150 vận động viên đến từ 11 câu lạc bộ cầu lông thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
Qua 9 ngày thi đấu (từ ngày 8-16/12), Giải bóng đá truyền thống hàng năm chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Chiều 9/12, UBND thành phố Kon Tum tổ chức chương trình giao lưu tiếp nhận tác phẩm âm nhạc viết về Kon Tum của nhạc sĩ Nguyễn Đình Dương – Hội viên Hội Nhạc sĩ Hà Nội, Trưởng phòng Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, kiêm Giám đốc điều hành dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Kon Tum giai đoạn 2013 – 2015.
Ngày 9/12, tại thành phố Kon Tum, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị - Hội thảo Xây dựng mô hình điểm nâng cao đời sống văn hóa, nghệ thuật đồng bào các dân tộc thiểu số vùng di dân, tái định cư thủy điện khu vực Tây Nguyên.
Trong 2 ngày 7 -8/12, Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Phòng GD&ĐT, Huyện đoàn và UBND các xã cụm 2 Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ Ông và xã Đăk Tờ Kan tổ chức ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc năm 2016 với hơn 300 nghệ nhân - vận động viên.
Trong hành trình khám phá vùng đất Bắc Tây Nguyên, làng Kon Brăp Du (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) đã trở thành điểm du lịch cộng đồng làm say lòng bao du khách, nhất là những du khách nước ngoài. Trong hành trình tạo nên “thương hiệu” cho làng phải kể đến già làng A Jring Đeng (65 tuổi) với thâm niên 12 năm làm “hướng dẫn viên du lịch” gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chiều 25/11, tại thành phố Kon Tum, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum - Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2016.
Lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum có dáng vẻ riêng, được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống và lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông, vô tận. Các lễ hội có qui mô nhỏ, được thể hiện trong phạm vi một gia đình, một nhóm gia đình, cao nhất là một cộng đồng làng...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định mục tiêu giai đoạn 2016 -2020 là phát triển Du lịch trở thành là ngành kinh tế mạnh của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác; tuy nhiên, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định
Phong tục của mỗi cộng đồng là nếp sống được hình thành trong quá trình lịch sử, được thừa nhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được áp dụng vào đời sống, phục vụ cho mọi người, vừa mang tính thỏa thuận, vừa bắt buộc. Tuy nhiên cùng với thời gian, phong tục cũng dần được thay đổi, để phù hợp với đời sống hiện tại của từng thời kỳ.
Ngày 13/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi cồng chiêng – xoang với sự tham gia của 330 học sinh dân tộc thiểu số ở 9 trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn các huyện và thành phố Kon Tum.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.