Bắn nỏ, trước kia để săn bắn chim, thú trong rừng. Nỏ làm vũ khí, cùng với bẫy chông, hầm thò... chống giặc giữ làng giữ rẫy. Ngày nay, nỏ được dùng để trưng bày, được giới thiệu trong các lễ hội, đặc biệt là trở thành một trong những môn thể thao truyền thống hấp dẫn. Thể hiện sự khéo léo, tinh tường, sức mạnh và quyết tâm chinh phục những mục tiêu hướng tới, bắn nỏ bây giờ cuốn hút cả trẻ, già, trai, gái... quan tâm.
Sáng 19/5, tại Quảng trường 16/3, UBND thành phố Kon Tum tổ chức Lễ khánh thành khu tập luyện thể dục thể thao ngoài trời. Đây là công trình chào mừng kỉ niệm 128 năm ngày sinh của Bác.
Sáng 18/5, tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ (Công an tỉnh), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đăng cai tổ chức Hội thao, hội diễn các Sở Kế hoạch và Đầu tư khu vực Tây Nguyên năm 2018. Dự khai mạc có đồng chí Lê Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Rượu cần (rượu ghè) là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên. Thơ cảm đề về rượu cần đã có nhiều; trong đó có bài thơ “Rượu cần” của nhà thơ – nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo. Chúng tôi không nói đây là bài thơ hay nhất về rượu cần, nhưng là bài thơ đã tái hiện một nét sinh hoạt văn hóa rượu cần rất sinh động và thi vị.
Đến Kon Plông là đến với vùng đất gắn liền với các lễ hội văn hóa cộng đồng đặc sắc của các DTTS Tây Nguyên. Trong nhiều năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Kon Plông đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này gắn với phát triển du lịch sinh thái để xây dựng một trong ba vùng động lực kinh tế của tỉnh.
Mùa xuân là mùa của lễ hội. Có thể hình dung các lễ hội sẽ ra sao, nếu trong âm vang tiếng cồng tiếng chiêng gọi mời, cuốn hút, mà thiếu vắng vòng xoang dịu dàng, điệu múa nồng say? Những đôi tay mềm mại, những bước chân nhịp nhàng, những dáng hình uyển chuyển, thanh thoát... Tất cả, đã làm thành linh hồn, nét đẹp của những mùa kết nối thân thương.
Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh đã có những hoạt động tích cực nhằm bảo tồn các di sản văn hóa của đồng bào DTTS - đặc biệt là việc nghiên cứu phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu như Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng, Lễ mừng nhà rông mới của người Ba Na, Lễ ăn mừng lúa mới của người Brâu, Lễ hội tết Chakchak của người Giẻ - Triêng ...
Tố chất bẩm sinh cùng với sự kiên trì tập luyện đã giúp Kiều Xuân Đạt xuất sắc giành Huy chương Vàng (chạy 100m nam) và Huy chương Bạc (nhảy xa nam) tại Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Kon Tum lần thứ VI năm 2018.
Không hiện đại, cũng chẳng cổ kính, rêu phong nhưng làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi vẫn thu hút du khách bởi giữ trong mình những nét tinh túy văn hóa truyền thống của người Giẻ Triêng.
Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VI -2018 đang diễn ra các trận tranh tài sôi nổi giữa các đoàn vận động viên tại các điểm thi đấu. Với tinh thần thể thao, đoàn kết, trung thực, cao thượng, các vận động viên nỗ lực thi đấu, thi đua quyết thắng, giành nhiều thành tích cao, góp phần vào sự thành công của đại hội.
Sau 1 tuần tranh tài sôi nổi, chiều 15/4, Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VI đã kết thúc tốt đẹp. Đoàn vận động viên Sở GD&ĐT xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn.
Theo tổng hợp của Ban tổ chức đại hội, tính đến ngày 14/4 (ngày thi đấu áp chót đại hội), đoàn vận động viên Sở GD&ĐT đã vượt qua thành phố Kon Tum để vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương đại hội với tổng số 82 huy chương các loại (44 HCV, 18 HCB, 20 HCĐ).
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.