Chiều 10/2, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết và công bố nhà tài trợ chính Giải bóng đá vô địch Quốc gia V.League 2022. Theo đó, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum sẽ là nhà tài trợ chính của giải trong ba mùa liên tiếp, từ 2022 - 2024. Giải sẽ có tên gọi đầy đủ là Giải bóng đá vô địch Quốc gia Night Wolf V.League 1.
Rời quê hương Cao Bằng vào quê hương mới ở thôn Đăk Kđêm (xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà), ông Hoàng Văn Tuy luôn khát khao làm sống lại bản sắc văn hóa của người Tày - Nùng giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Mỗi độ Tết đến Xuân về, đồng bào người Nùng ở thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà lại tổ chức tung còn đầu Xuân. Thông qua trò chơi dân gian truyền thống này, bà con gửi gắm ước vọng về một năm mới no ấm, bình an và đoàn kết.
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp. Đây còn là vùng đất có lịch sử lâu đời với truyền thống cách mạng hào hùng, có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia. Đến với Kon Tum, các bạn có thể đi tham quan nhiều danh lam, thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ; tham quan những di tích lịch sử; thưởng thức các món ăn đặc sản và cùng hòa mình với những lễ hội truyền thống độc đáo của cộng đồng các DTTS Bắc Tây Nguyên.
Đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tìm đến với Măng Đen (Kon Plông) trong dịp hoa mai anh đào nở đã một lần nữa khẳng định, du lịch xanh, du lịch an toàn là lựa chọn của du khách trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 này.
Để phục hồi và phát triển du lịch, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, ngày 8/11/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 4002/KH-UBND triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tuỳ theo diễn biến tình hình dịch Covid-19; vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định số 93/QĐ-TTg, bổ sung 2 di tích Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049 thuộc huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô vào quần thể di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.
Sông Pô Kô khởi nguồn từ dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ (huyện Đăk Glei), chảy qua các huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy và thành phố Kon Tum, hợp lưu với sông Đăk Bla tạo thành sông Sê San, rồi chảy ngược sang nước bạn Campuchia.
Từ năm 2016 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Văn bản số 261-TB/TU ngày 14/10/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh”, các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy các nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
Gắn với các lễ hội dân gian, mỗi DTTS ở tỉnh ta đều có cây nêu, cơ bản mang những nét tương đồng song cũng chứa đựng sự độc đáo riêng, làm thành bản sắc, niềm tự hào của mỗi cộng đồng. Cây nêu của người Gia Rai ở làng Ba Rgốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy thể hiện nét đẹp đa dạng như thế.
Công tác bảo tồn, quản lý di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, thắng cảnh tại tỉnh ta những năm qua đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập nên chưa thể phát huy đúng giá trị vốn có.
Sáng 8/12, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Hồi tổ chức Lễ trao tặng cồng chiêng năm 2021 cho bà con dân tộc Xơ Đăng ở 3 thôn: Đăk Blai, Đăk Giá 1, Đăk Giá 2 của xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi).
Ngày 26/11, tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Thông qua hồ sơ Di tích lịch sử Điểm cao 875 và Chiến dịch Đăk Tô năm 1967”.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, thời gian qua, Sở VH-TT&DL tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
“Cú đánh bồi” của đợt dịch Covid-19 thứ tư khiến ngành du lịch tỉnh, vốn đang “yếu ớt” càng thêm chật vật. Nhưng cơ hội “hồi sinh” đã đến với du lịch khi chuyển hướng thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch.
Bằng sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành có liên quan, công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS ở huyện Đăk Hà trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, trong thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch.
Với lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn, xã Ya Ly (huyện Sa Thầy) có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch lòng hồ thủy điện Ya Ly. Tuy nhiên, cho đến nay, vì những khó khăn về nguồn lực đầu tư nên tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ.
Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: Sau khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện phương pháp phòng, chống dịch Covid-19 “trong trạng thái bình thường mới” (Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”), ngành VHTT&DL tỉnh sẽ triển khai các giải pháp thực hiện nhằm tái khởi động các hoạt động VHTT&DL trên địa bàn tỉnh.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.