Với việc dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và nhiều chính sách kích cầu của tỉnh, trong xu thế tăng trưởng chung của kinh tế, ngành du lịch cũng trên đà phục hồi. Tuy nhiên, để trở lại qũy đạo vốn có, đòi hỏi sự bứt phá mạnh mẽ để vượt qua chính mình.
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực đồng bào DTTS Tây Nguyên, Nghệ sĩ ưu tú A Đủ chia sẻ: Với người Ba Na, các món ẩm thực như đọt mây trộn lá môn, thịt chuột nấu lá mì, lá sung cuốn kiến chua rang khô, trứng kiến nấu lá rừng, cơm lam... được dùng trong các dịp lễ hội trọng đại của dân làng. Từ lá mì, người Ba Na có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như: canh lá mì, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì luột chấm muối ớt… Tuy nhiên, lá mì xào ngọn đu đủ vẫn là món dân làng hay nấu nhất. Ngoài ra còn có các món thịt nướng ống lồ ô, nướng xâu; xương nấu với rau bèo (trai); lòng nấu với môn đá (thuk) và thân chuối non.
Với hệ sinh thái cảnh quan đặc sắc và những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đa dạng, phong phú, đặc sắc, Kon Tum là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong những năm gần đây, đặc biệt khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Nhưng, để du khách không chỉ đến với Kon Tum một lần, mà còn quay lại lần 2, lần 3 và nhiều, nhiều lần nữa, thì cùng với việc triển khai các chính sách kích cầu, xây dựng các sản phẩm du lịch mới… cũng cần quan tâm nhiều hơn đến những chuyện nhỏ như giữ gìn vệ sinh, bố trí các công trình vệ sinh phù hợp, nói không với nạn chặt chém.
Sáng 1/7, Báo Người Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng số tiền 5 triệu đồng cho nhạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) A Duh. Đây là số tiền của Quỹ hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn do đại dịch Covid-19 do Báo Người Lao động tổ chức vận động quyên góp, hỗ trợ.
Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh vừa xuất sắc đoạt Huy chương Vàng toàn Đoàn tại Hội diễn “Hội tụ sông Hồng” mở rộng năm 2022, do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam tổ chức từ ngày 25-27/6 với Chương trình nghệ thuật có chủ đề “Thanh âm từ cột mốc ba biên”.
Mỗi lần rảnh rỗi, Y Viên thường đến nhà mẹ Y Chrứt chơi, để được ngắm mẹ dệt thổ cẩm, để được nghe mẹ kể về thổ cẩm. Có lần mẹ phàn nàn buồn vì người trẻ nói thích thổ cẩm nhưng lại ngại học dệt, Y Viên nhột ran, thấy trong “người trẻ” đó có mình.
Trong chuyến công tác trở lại xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) vào trung tuần tháng 6/2022, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với anh A Câu- Phó Chủ tịch UBND xã. Tại đây, chúng tôi nghe anh giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Câu chuyện của anh A Câu đã cuốn hút, đánh thức trí tò mò khám phá của chúng tôi.
A Nui đội mưa, ôm cái bao tải đi về cuối làng. Nhà của già A Viên ở đó, nép dưới gốc si già, có tán lá um tùm và những chùm rễ thõng xuống chạm đất, day mặt ra cánh đồng lúa.
Sáng 22/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học thông qua hồ sơ khoa học di tích lịch sử - văn hóa Đập Mùa Xuân. Dự Hội thảo có lãnh đạo huyện Đăk Hà; các phòng, ban liên quan và các nhân chứng lịch sử xây dựng Đập Mùa Xuân.
Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi, hào hứng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân đến xem, cổ vũ nhiệt tình, chiều 20/6, Ban tổ chức Đại hội TDTT tỉnh Kon Tum lần thứ VII năm 2022 tổ chức Lễ bế mạc và trao giải thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích cao tại Đại hội.
Sôi nổi, kịch tính, hấp dẫn từng trận thi đấu và thu hút đông đảo cổ động viên tham gia cổ vũ nhiệt tình ở các môn bóng chuyền nam - nữ, đẩy gậy, bắn nỏ, điền kinh, bi da, cà kheo... là những gì chúng tôi ghi nhận được qua 3 ngày tranh tài (14-16/6) tại Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) tỉnh lần thứ VII-2022.
Vừa qua, UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên. Hội nghị đã đánh giá kết quả việc hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2012-2022; đồng thời bàn các giải pháp liên kết để phát triển du lịch giai đoạn tới. Tại Hội nghị này, nhiều ý kiến tham gia thảo luận thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, đề xuất, gợi mở về đổi mới cách làm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, giúp cho việc hợp tác, liên kết để phát triển du lịch giữa các địa phương ngày càng hiệu quả hơn.
5h30 sáng 18/6, tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), Câu lạc bộ Yoga thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh tổ chức Chương trình Yoga cho cuộc sống xanh.
Vì muốn mọi người dễ dàng chơi được nhạc cụ truyền thống đàn Ching-Kram, 2 học sinh người Ba Na của Trường THPT Trường Chinh (thành phố Kon Tum) là Phan Ny (lớp 12A2) và em họ mình là A Liêu (lớp 11B6) đã đưa ra sáng kiến “Cải tiến đàn Ching-Kram của đồng bào DTTS ở Kon Tum”. Sáng kiến đã đạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, năm học 2021 - 2022.
Ngày 12/6, Đoàn khảo sát của Sở Du lịch, Công thương, Hiệp hội du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch tỉnh Kon Tum và UBND huyện Tu Mơ Rông đến khảo sát thực tế tại huyện Tu Mơ Rông nhằm xây dựng phát triển tour du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Kon Tum.
“Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch” là một trong số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định tại Nghị quyết số 12- NQ/TU, ngày 18/5/2022 về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bạn bè đến du lịch ở thành phố Kon Tum, ngoài việc giới thiệu khám phá nét cổ kính của Nhà thờ gỗ, trầm mặc của Tòa Giám mục hay bình yên, độc đáo của cầu treo Kon Klor…, tôi còn rất tự hào đưa bạn đến những ngôi làng trong phố. Có một đặc điểm chung đó là những ai yêu thích khám phá những nét văn hóa, vẻ đẹp bình yên của “phố núi” Kon Tum thì hẳn một lần đến đây sẽ nhớ mãi.
Ngày 4/9/2013, UBND thành phố Kon Tum ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND về thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại giai đoạn 2013-2020”. Thực hiện Kế hoạch số 181/KH-UBND và tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển phong trào TDTT giai đoạn 2021-2030, đến nay hoạt động TDTT của thành phố Kon Tum phát triển mạnh và trở thành một phong trào tự nguyện, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Thời gian qua, huyện Kon Plông chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo các điểm đến luôn luôn “xanh - sạch - đẹp”, gây ấn tượng tốt trong lòng du khách.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.