Sôi nổi, cống hiến, chất lượng chuyên môn cao là cảm nhận chung của các vận động viên và người hâm mộ, sau nhiều lượt trận diễn ra tại Giải bóng đá mini nam tranh cúp KRT lần thứ IX năm 2024 do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức.
Sáng 15/6, tại Sân bóng đá Duy Tân (số 309 Duy Tân, thành phố Kon Tum), Đài PT-TH tỉnh tổ chức khai mạc Giải bóng đá mini nam tranh cúp KRT nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024).
Thời gian qua, tỉnh ta dành nhiều nguồn lực đầu tư và triển khai các phong trào thi đua hành động cách mạng tại các địa phương, cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, gia đình phát triển toàn diện về nhân cách đạo đức và đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng con người mới Việt Nam trong thời đại CNH, HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Thời gian qua, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được các cấp chính quyền và ngành chức năng phục dựng, bảo tồn. Qua đó, góp phần tạo cơ sở để cộng đồng các DTTS trên địa bàn tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Sáng 10/6, Bộ CHQS tỉnh tổ chức khai mạc Hội thao thể dục, thể thao quốc phòng năm 2024, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989-12/12/2024).
Tỉnh ta xác định việc phát triển, đa dạng các loại hình, sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng, hoàn thiện thị trường, tăng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
Với nguồn tài nguyên văn hóa, cảnh quan, môi trường, Kon Tum rất có lợi thế trong phát triển du lịch xanh. Đây là hướng phát triển mang tính bền vững, nếu khai thác, triển khai hiệu quả không chỉ thu hút lượng lớn du khách mà còn tạo được dấu ấn về một điểm đến không chỉ đẹp mà còn xanh và sạch.
Nhằm góp phần tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Brâu, cách đây một năm, xã Pờ Y chỉ đạo vận động thành lập Đội cồng chiêng nhí làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) để già làng người Brâu trao truyền kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ con em trong làng.
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, tỉnh ta quan tâm chỉ đạo ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện; đồng thời, có nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đưa văn học- nghệ thuật của tỉnh từng bước phát triển.
Mỗi dân tộc ở huyện Ngọc Hồi đều có những nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều giải pháp phục dựng, tái hiện và duy trì các lễ hội, nghi lễ truyền thống, góp phần xây dựng tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi (từ ngày 3-4/6), chiều 4/6, Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên (mở rộng) lần XIII- năm 2024, do Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức đã tiến hành Bế mạc và trao giải.
Bước qua tuổi 66, dù đôi mắt hơi yếu, nhưng đôi tay bà Y Nghiêm (dân tộc Gié- Triêng, thôn Nông Kon, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn thoăn thoắt, nhanh nhẹn mỗi khi ngồi vào khung cửi. Với bà, việc dệt thổ cẩm không chỉ để giữ gìn nghề truyền thống mà còn là cách để bầu bạn và sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống.
Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Sáng 3/6, tại thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông), diễn ra Lễ Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên (mở rộng) lần XIII- năm 2024, do Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức.
Những năm qua, tỉnh ta quan tâm hỗ trợ người dân khôi phục, gìn giữ nhà rông truyền thống và đem lại những kết quả tích cực, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học, nghệ thuật dân gian của các DTTS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã và đang được quan tâm, góp phần lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn thêm đa dạng và phong phú.
Những năm gần đây, huyện Đăk Hà tích cực khai thác, phát huy các giá trị về quang cảnh thiên nhiên và văn hóa để góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Để phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa, con người, trở thành “nguồn lực nội sinh” quan trọng, góp phần phát triển bền vững kinh tế- xã hội, tỉnh ta xác định một trong những giải pháp trọng tâm là nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Từ bao đời nay, đồng bào các DTTS của huyện Kon Plông luôn coi trọng việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hiện nay, nhiều cộng đồng đồng bào DTTS còn biết tận dụng lợi thế, tích cực quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương để phát triển du lịch cộng đồng, mang lại thu nhập cho người dân.
Xác định việc phát triển TDTT có ý nghĩa quan trọng giúp phát triển nhân tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh ta quan tâm đầu tư bằng nhiều cơ chế, chính sách để thúc đẩy thể thao phong trào, thành tích cao phát triển.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.