"Ra quân” vốn là một từ rất hay và có khí thế. Nghề nghiệp cho tôi cơ hội được dự nhiều lần ra quân, ví như ra quân xây dựng nông thôn mới, ra quân bảo vệ môi trường, ra quân dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường... Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà tôi cảm giác rằng, hai chữ “ra quân” đang bị lạm dụng...
Hơn 10km đường từ xã Đăk Pét đi các xã Đăk Nhoong, Đăk Blô (huyện Đăk Glei) hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 3 năm đã hư hỏng nặng, làm việc đi lại của người dân trên địa bàn gặp không ít khó khăn, trở ngại. Hàng ngày, con đường phải “gồng mình” chịu sự tàn phá của những chiếc xe tải trọng lớn, chở quá khổ, quá tải…
Tôi đi nhanh từ ngôi nhà rông làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ War, thành phố Kon Tum) xuống vạt hoa dã quỳ nằm bên lưng chừng dốc. Cả vạt dã quỳ mênh mông, lá dã quỳ xanh đến không thể xanh hơn và hoa dã quỳ nở vàng rực đến không thể vàng hơn. Bất giác, tôi thốt lên, dã quỳ ơi, sao mà yêu đến thế!
Tuần lại tuần trôi qua nhẹ hơn cả chiếc lá rơi trong chiều mênh mang gió. Trong cái chớp mắt ấy, dẫu biết bao tất bật ngược xuôi, ngày 20/11, tôi vẫn dành góc nhỏ riêng mình cất giữ những lặng thầm ấm áp của những người thầy, người cô cũ. Ở đó, có những trong veo của thế giới tuổi thơ, có những suy tư của tuổi chớm vào đời, có cả những khổ đau của ước mơ chưa tròn vẹn… – đã được các thầy, cô dang tay nâng đỡ.
Đang đi giữa sân trường, nơi mà cách đây hơn 6 năm tôi đã từng học tập, để chuẩn bị đưa tin cho một sự kiện diễn ra, thì bất chợt có tiếng gọi nhỏ nhẹ từ phía sau: “Này em ơi! Em có phải là Thành, học sinh cũ của cô không?”. Tôi giật mình quay lại và nhận ra cô giáo Nga - giáo viên dạy môn địa lý từ năm lớp 6 của tôi trong niềm vui khôn tả.
Mỗi ngày đến lớp, hành trang của giáo viên đâu chỉ là những viên phấn, cuốn sách, quyển giáo án mà còn là tình yêu con trẻ, học sinh. Đặc biệt, với các thầy giáo, cô giáo vùng sâu, vùng xa, tình cảm người thầy dành cho học trò càng thêm sâu sắc.
Thời gian qua, Ban Biên tập Báo Kon Tum nhận được nhiều ý kiến của người dân đề nghị đăng tải kiến nghị đề nghị Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum điều chỉnh lại giờ tắt điện công lộ buổi sáng cho hợp lý.
Tôi rất khâm phục những cán bộ, quản giáo đang làm việc ở Trại tạm giam Công an tỉnh. Ðể quản lý, giáo dục những đối tượng bị cách ly khỏi xã hội, những cán bộ quản giáo phải có sự nỗ lực lớn lao, am hiểu nghiệp vụ và cảm thông sâu sắc với phạm nhân...
Người làng, kể cả già làng không ai còn nhớ cái hạt giống lúa xà cơn nầy có từ bao giờ, chỉ biết nó lưu giữ từ đời cha sang đời con rồi đời cháu. Khác với cách trồng lúa nước của miền xuôi, lúa của làng từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch, cất giữ và sử dụng đều được thực hiện bằng thủ công...
Tết thầy lại đến, suy nghĩ, đắn đo nhiều ngày, A Vang quyết định chọn những tấm hình đẹp nhất của 2 người thầy đáng kính để rửa ra, tự làm khung và gởi về tặng thầy.
Thôn tôi đang ở vừa tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, chào mừng kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), cũng là dịp để người dân trong thôn gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết.
Mãi đến khi anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, thợ điện ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ) mang tờ 100 USD (được người thân cho) đến tiệm vàng để đổi, bị lực lượng chức năng kiểm tra, lập biên bản, tạm giữ số tiền trên và còn xử phạt 90 triệu đồng thì nhiều người mới tá hỏa, hóa ra từ trước đến nay mình đã làm sai quy định.
Năm học 2018-2019 đã bước sang tháng thứ 4 nhưng ngành GD&ĐT tỉnh vẫn thiếu hơn 1.000 giáo viên bậc mầm non và tiểu học. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Đã từ nhiều tháng nay, tại khu vực ngã tư đường Trường Chinh và đường Trần Phú thường xảy ra tình trạng nước cống rãnh chảy tràn lênh láng ra mặt đường và có mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân dọc bên đường. Đề nghị ngành chức năng cần sớm có biện pháp khắc phục.
Về làng, khi cái gió heo heo, ven những con đường làng dã quỳ rưng rức nở, những nhà chòi nhỏ trong nương rẫy được tu sửa lại để tối tối đám đàn ông, thanh niên ra ngủ canh rẫy, kết hợp đặt bẫy, thả lưới kiếm thực phẩm dự trữ cho những ngày thu hái có cái đãi bạn đổi công.
Cái gì ở làng giờ cũng ngon. Rau làng, gạo làng, rượu làng, gà làng... Thời buổi mà thực phẩm luôn bị tẩm ướp và dư lượng hóa chất, tăng trọng, thì sản vật từ làng "lên ngôi".
Lên Măng Đen, trời trở chiều mịt mùng. Mới sáng, trời nắng, gió hanh hao, tiết trời quả lý tưởng cho chúng tôi cùng nhau hết tản bộ dưới những hàng thông reo vi vu trong gió, lại chuyển sang tham quan các hồ, thác…; thì chỉ mới bước sang đầu chiều, bầu trời sầm đen.
Lâu nay, khi nói đến những lực cản khiến công tác xóa đói giảm nghèo khó bền vững, nhiều người vẫn nhắc đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại của chính người nghèo.
Ngày 30/9/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định 978/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu trung tâm hành chính mới, dịch vụ thương mại và dân cư tỉnh Kon Tum (gọi tắt là Khu trung tâm hành chính mới). Dù Quyết định đã được phê duyệt hơn 4 năm nay, một số công trình đã mọc lên, nhưng việc cắm mốc ranh giới Khu trung tâm hành chính mới vẫn chưa được thực hiện.
Dẫu cuộc sống đổi thay, nhưng bà Y Khen và bà Y Doa (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) vẫn bền bỉ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từng đường thoi, sợi chỉ của các bà không chỉ kết nên tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và niềm tự hào của dân tộc.