Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016 - 2021) vừa kết thúc với 24 nghị quyết được thông qua. Qua đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, các đại biểu thực hiện tốt vai trò người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, đề ra những quyết sách quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn hiện nay, trong sự biến động của cơ chế thị trường, đòi hỏi mỗi nhà báo, phóng viên phải thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh, nhân cách, không ngừng học tập để nâng cao năng lực bản thân, không để cuốn theo xu hướng thương mại hóa báo chí hoặc vì lợi ích cá nhân mà có những hành vi vi phạm pháp luật.
Ngày 18/11, tại kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ 89,44% số đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XIV biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là quyết sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân miền núi cả nước, trong đó có tỉnh ta và được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức hiện nay, tạo điều kiện để vùng đồng bào DTTS và miền núi vơi bớt khó khăn, phát triển đi lên cùng đất nước.
Thời gian qua, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm và chia buồn sâu sắc với gia đình 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container xảy ra tại Anh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có sự chỉ đạo, gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình nạn nhân, xem đây là nỗi đau của cả cộng đồng.
Những ngày này, các thôn làng, tổ dân phố ở khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh đang nô nức tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là dịp Ủy ban MTTQ Việt Nam và chính quyền các cấp tổ chức để cộng đồng dân cư “báo công mừng công” về kết quả sau một năm đoàn kết thi đua lao động sản xuất, giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương, biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu. Từ đó, thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm để mọi người cùng nhau chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.
Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” được Thủ tướng Chính phủ phát động từ cuối năm 2016 và đến nay tiếp tục đẩy mạnh, điều này thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với người nghèo. “Tháng cao điểm vì người nghèo” chính là điểm nhấn, là dịp để mỗi tổ chức, cá nhân thể hiện nhiều hơn những hành động, việc làm thiết thực dành cho các mảnh đời còn nghèo khó trong xã hội.
Qua 10 năm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, các tiềm lực được tăng cường; thế trận lòng dân được củng cố; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng được tăng cường; hiệu lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền có nhiều tiến bộ; hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có sự đổi mới trong tổ chức tập hợp quần chúng, nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố, chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới....
Những năm qua, đồng hành cùng sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân từng bước lớn mạnh, trở thành một lực lượng nòng cốt, tiên phong trên mặt trận kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng.
Cùng với hàng loạt kiểu “chạy” khác như: “chạy việc”, “chạy án”, “chạy huân, huy chương”, “chạy tuổi”… mà Đảng ta đã chỉ mặt đặt tên từ nhiều năm nay thì “chạy chức, chạy quyền” nếu không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đi qua chặng đường 10 năm. 10 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam trong tỉnh đã chú trọng phát huy vai trò lãnh đạo; tạo sự đồng thuận, nhất trí trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Qua đó, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày thêm khởi sắc, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.
Trong những năm qua, tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhận làm “bà đỡ” cho hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng nông thôn đã tạo được những chuyển biến tích cực trong xóa đói giảm nghèo, giúp nhiều hộ vươn lên...
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông là việc làm thiết thực góp phần giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của mỗi người dân và cộng đồng.
Mới đây, dư luận cả nước lại xôn xao khi một vụ thảm án xảy ra vào sáng 1/9/2019 tại thôn Bồng, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - người anh dùng dao chém chết 4 người trong gia đình em trai của mình.
Năm 2019 là năm thứ 3 cả nước thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 12/10/2018, Bộ Công an có kế hoạch triển khai thí điểm đưa lực lượng Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thay thế dần cho lực lượng Công an bán chuyên trách trước đây, sau đó sẽ có kế hoạch triển khai trên toàn quốc.
Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.