• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Quốc hội thảo luận kinh tế - xã hội

01/11/2023 14:34

Chiều 31/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và sự điều hành nội dung của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025;...

Quang cảnh phiên thảo luận. Ảnh: HN

 

Tại phiên thảo luận này, các đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Đình Thanh và Tô Văn Tám cùng 24 đại biểu Quốc hội cả nước đã phát biểu, tranh luận.

Đại biểu Phạm Đình Thanh thống nhất và đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kết quả, thành tựu đã đạt được về lĩnh vực kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 và trong nửa nhiệm kỳ vừa qua. Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 6 quan điểm chỉ đạo điều hành, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, nhằm phản ánh thực trạng tình hình, góp phần xây dựng hoàn thiện đồng bộ, toàn diện hơn về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Phạm Đình Thanh đã phát biểu tham gia 5 ý kiến:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá kỹ hơn để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra giải pháp phù hợp đối với 5 chỉ tiêu ước cả năm 2023 không đạt mục tiêu đề ra. Có giải pháp thiết thực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, đề nghị sớm chỉ đạo hoàn thành việc rà soát, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp đã bị cắt các chính sách này do việc điều chỉnh danh sách các xã, thôn, khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Vấn đề này, Quốc hội đã có ý kiến kết luận tại Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Nghị quyết kỳ họp thứ 3 và Nghị quyết 100/2023/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhưng đến nay chưa được thực hiện hoàn thành.

ĐBQH Phạm Đình Thanh phát biểu thảo luận. Ảnh: HN

 

Thứ ba, hiện nay việc biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương theo Luật Giáo dục năm 2019 gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Kể cả trường hợp tài liệu giáo dục địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nhưng vẫn chưa thể in ấn phát hành vì một số vướng mắc liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Giá và Luật Đấu thầu. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết 868 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2019, ban hành quy định về thực nghiệm phê duyệt sách giáo khoa, hướng dẫn việc in và phát hành tài liệu giáo dục địa phương.

Thứ tư, đề nghị sớm rà soát và bổ sung các chính sách quy định phù hợp hơn đối với công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nuôi trồng dược liệu dưới tán rừng. Đặc biệt, cần có ngay chính sách đãi ngộ thỏa đáng, xứng đáng với nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng để giữ chân họ và tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng này trong thời gian tới. Thực trạng hiện nay do áp lực công việc và trách nhiệm rất lớn nhưng lương và các chế độ phụ cấp khác chưa được tương xứng nên tình trạng kiểm lâm, nhân viên bảo vệ rừng xin nghỉ việc đang xảy ra nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên.

Thứ năm, hiện nay, các cấp chính quyền và cử tri của địa phương rất mong được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo giải quyết sớm đối với các nội dung đề nghị của tỉnh Kon Tum đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại Thông báo số 376 ngày 13/9/2023 của Văn phòng Chính phủ. Nhất là về bổ sung quy hoạch đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, đầu tư nâng cấp trạm biến áp hệ thống truyền tải điện để khai thác hết sản lượng điện hiện có và sản lượng điện trong tương lai được khai thác từ nguồn năng lượng tái tạo. Đề nghị sớm có chủ trương đầu tư nâng cấp cửa khẩu hiện có, mở mới cửa khẩu phụ và các tuyến đường nối với Lào và Campuchia để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh. Đẩy nhanh kết nối với các nước trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và các nước ASEAN đúng theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 23 ngày 6/10/2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

ĐBQH Tô Văn Tám phát biểu thảo luận. Ảnh: HN

 

Theo đại biểu Tô Văn Tám, nửa nhiệm kỳ qua Quốc hội đã ban hành 37 luật, nghị quyết làm cơ sở cho Chính phủ ban hành khoảng 264 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 71 quyết định tạo khung pháp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã bình tĩnh, tự tin, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ... Tuy nhiên, về mặt xã hội đang còn những vấn đề đặt ra đáng quan tâm. Đó là sự bất bình đẳng trong đời sống và thu nhập, thể hiện sự chênh lệch thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp lao động, dân cư. Về đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp, đáng lo ngại gây bức xúc trong xã hội qua những đại án về hình sự và nhiều vụ án kinh tế;...

Đại biểu đề nghị cần đánh giá mức chênh lệch của thu nhập và mức sống đang ở mức nào để có giải pháp xử lý sao cho khoảng cách thu nhập ở mức thích hợp. Hoàn thiện cơ chế tạo ra sự tiếp cận bình đẳng những cơ hội dưới giữa những người có thu nhập cao với những người nghèo. Thực hiện không ai bỏ lại phía sau nhưng cũng tạo điều kiện để thúc đẩy, khuyến khích sự tự tin, tự vươn lên của những ai đang ở phía sau. Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục đạo đức, lối sống và công tác tuyên truyền và đạo đức lối sống; củng cố, phát huy các thiết chế xã hội cơ sở trong việc giám sát, điều chỉnh, uốn nắn, nuôi dưỡng đạo đức cá nhân. Cần giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống, định hướng, hoàn thiện các giá trị đạo đức mới.

Cũng tại phiên thảo luận này, đại biểu Phạm Đình Thanh đã gửi văn bản tham gia 9 ý kiến, kiến nghị khác của tỉnh đến Tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp báo cáo Quốc hội.

Hồ Nam

   

Các tin khác

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia
  • Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật
  • Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại từ 15/5 đến 15/6/2025
  • Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia
  • Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by