• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Thời sự - Chính trị

  • Xây dựng Đảng

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận về Luật Nhà ở, Luật Tài nguyên nước và Luật Các tổ chức tín dụng

06/06/2023 11:20

Ngày 5/6, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cùng Đoàn ĐBQH hai tỉnh Thanh Hóa và Tiền Giang thảo luận tại tổ về Dự Luật Nhà ở (sửa đổi); Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đại biểu Phạm Đình Thanh nêu ý kiến. Ảnh: TL

 

Có 3 lượt phát biểu của Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Phạm Đình Thanh, đại biểu Tô Văn Tám và đại biểu Nguyễn Văn Hùng với 9 ý kiến tham gia.

Đối với Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), đại biểu Phạm Đình Thanh có 3 ý kiến tham gia:

Thứ nhất, về tên gọi của Luật, hiện nay một số ý kiến đề nghị đổi tên luật thành "Luật Quản lý nguồn nước", một số ý kiến đề nghị đổi tên luật thành "Luật Quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước". Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Đình Thanh với phạm vi điều chỉnh của luật nhằm thực hiện toàn diện việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng chống khắc phục hậu quả do nước gây ra dự kiến quy định tại Điều 1 Dự thảo luật thì việc sử dụng tên gọi "Luật Tài nguyên nước" là phù hợp. Do đó, đại biểu thống nhất với quan điểm của cơ quan trình và ý kiến đề xuất của cơ quan thẩm tra trình Quốc hội.

Thứ hai, là về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra dự kiến quy định tại Điều 4. Đại biểu đề nghị xem xét và điều chỉnh lại nội dung quy định tại khoản 4 và khoản 6 của Điều này. Theo đại biểu, cụm từ “phòng ngừa” được sử dụng tại khoản 4 là chưa phù hợp, nên điều chỉnh bổ sung cụm từ này vào nội dung được quy định tại khoản 6 về phòng chống, khắc phục các hậu quả, tác hại do nước gây ra, bởi vì phòng ngừa là việc phòng không cho điều bất lợi, tai hại xảy ra. Theo đó, tại khoản 4 quy định về bảo vệ tài nguyên nước cần bổ sung nội dung quy định để đảm bảo nguyên tắc "chủ động, thực hiện đồng bộ, toàn diện các biện pháp về công tác bảo vệ nguồn tài nguyên nước”. Đồng thời, để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra quy định tại khoản 6, cần điều chỉnh và bổ sung nguyên tắc "phải có kế hoạch và biện pháp kịp thời, phù hợp, trong đó lấy phòng ngừa là chính”.

Thứ ba, về Điều 30, bảo vệ nước dưới đất. Theo đại biểu Thanh, ngoài những nội dung đã được quy định tại Dự thảo Luật, cần bổ sung quy định về các chính sách phù hợp khác để khuyến khích việc bổ sung nguồn nước dưới đất bằng các biện pháp nhân tạo. 

Đại biểu Tô Văn Tám phát biểu. Ảnh: TL

 

Theo đại biểu, ngoài việc quản lý, sử dụng nguồn nước tại các hồ, đập thủy lợi, thủy điện hiện có, cần có chính sách hỗ trợ để người dân và các tổ chức xây dựng, cải tạo, tận dụng hồ, đập và các vị trí có khả năng chứa nước, nhất là ở địa bàn miền núi nhằm tích trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và góp phần duy trì và bổ sung nguồn nước dưới đất.

Đối với Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), tại Điều 5 - Những điều cấm lấn chiếm không gian và các quyền thuộc sở hữu, đại biểu Tô Văn Tám thống nhất quy định về không gian nhà ở, đồng thời đề nghị quy định rõ không gian đến đâu, vì không thể có không gian vô hạn.

Tại điểm c khoản 9, Điều 5 - Những điều cấm, trong đó có việc sử dụng chung cư với mục đích cho nhiều người ở, đại biểu Tám đề nghị Luật quy định rõ “nhiều người ở” là bao nhiêu và quy định rõ là ngoài việc người có nhà được ở, họ có quyền cho bạn bè, bà con lưu trú hoặc ở nhờ...

Tại khoản 3, Điều 6 là Nhà nước ban hành cơ chế ưu đãi về tài chính, đất đai, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi..., chính sách này mới chỉ ưu đãi đối với nhà ở xã hội và cải tạo nhà chung cư. Đại biểu Tám cho rằng cần ưu đãi cho nhà ở nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì ở nông thôn nhiều hộ còn nghèo, cận nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa không thể có nhà ở xã hội để ưu đãi.

Đồng thời, đại biểu Tám đặt câu hỏi về thời hạn sử dụng nhà có trùng với thời hạn sở hữu nhà chung cư không thì cần phải quy định rõ. Đại biểu cho rằng không quy định thời hạn đối với nhà ở chung cư. Đối với quy định về việc trưng mua, trưng dụng quy định tại Điều 9, đại biểu đề nghị rà soát Luật Trưng mua, trưng dụng để tránh trùng lắp.

Còn đại biểu Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cần quy định rạch ròi nhà công vụ với nhà ở thương mại.

Tài Lương

   

Các tin khác

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by