Chiều 17/10, Đại tá Trịnh Ngọc Trọng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho các cơ quan, đơn vị trong Bộ CHQS tỉnh.
Chiều 17/10, Đoàn khảo sát của Ủy ban Đối ngoại 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam (viết tắt là Đoàn khảo sát) khảo sát tại Cột mốc ngã ba biên giới Campuchia-Lào-Việt Nam và Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum.
Với ý thức trách nhiệm và sự nỗ lực hết mình, qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, Văn phòng Tỉnh ủy luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 17/10, UBND tỉnh có văn bản số 3540/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Trong đó yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp sử dụng đất đai khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về đất đai theo quy định.
Tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.
Kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm qua kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là cơ sở để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp cho việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại sát thực và hiệu quả hơn.
Chiều 16/10, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Tọa đàm nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948-16/10/2023) dưới sự chủ trì của đồng chí Y Thị Bích Thọ- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Chiều 16/10, tại Hội trường UBND tỉnh, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT& DL) các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tỉnh Kon Tum, năm 2023 (gọi tắt là Ngày hội) tiến hành họp. Đồng chí Trịnh Thị Thủy- Thứ trưởng Bộ VH,TT& DL, Trưởng Ban chỉ đạo Ngày hội và đồng chí Y Ngọc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội chủ trì Cuộc họp.
Những con số thống kê cho thấy, kinh tế 9 tháng tỉnh ta vẫn có bước tăng trưởng tích cực, với nhóm ngành chủ lực giữ được nhịp độ phát triển đã có. Tuy nhiên, 3 tháng cuối năm phải nỗ lực “chạy nước rút” để đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm.
Sáng 16/10, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) họp phiên thứ hai trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm đánh giá tình hình và kết quả triển khai các giải pháp đổi mới trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì phiên họp.
Tập trung huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, đến nay, tỉnh ta đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh vào cuối nhiệm kỳ.
Các cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Trong những năm qua, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh và huyện, Chi bộ Phòng GD&ĐT Tu Mơ Rông đã phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện, đưa ngành Giáo dục và Đào tạo phát triển vượt bậc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.
Huyện Ia H’Drai là địa phương có trên 94.903 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích có rừng trên 85.372 ha, với tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả tỉnh, đạt trên 87%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Để đạt được kết quả đó, những năm qua, toàn hệ thống chính trị huyện đã chung tay vào cuộc, nỗ lực để bảo vệ và phát triển rừng, giữ trọn màu xanh cho những cánh rừng nơi biên giới phía Tây Nam tỉnh Kon Tum, nhất là chú trọng việc tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân, nhất là người đồng bào DTTS, trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Thời gian qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Trung tâm Chính trị huyện Đăk Glei đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
Xác định tiếp xúc cử tri (TXCT) là hoạt động quan trọng của đại biểu HĐND, trong những năm qua, HĐND huyện Sa Thầy không ngừng đổi mới, cải tiến hoạt động TXCT cả về nội dung lẫn hình thức, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi địa phương; phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cử tri đến cơ quan Nhà nước xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, Đảng bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để ngành lâm nghiệp tỉnh từng bước ổn định và phát triển bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” (viết tắt là Nghị quyết số 25-NQ/TW), trong 10 năm qua (2013-2023), Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo hệ thống chính trị của tỉnh tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” do Ban Dân vận Trung ương phát động.
Là cơ quan tham mưu quan trọng của Tỉnh ủy trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, thời gian qua, Ban Tổ chức Tỉnh ủy kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quán triệt, cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận, quy định, chỉ thị của Đảng về công tác tổ chức, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nhiều vấn đề quan trọng khác trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.