• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Tràn lan vi phạm về nhãn hàng hoá

08/08/2018 07:12

Nhãn hàng hoá là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm mình cần. Đó là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Ghi nhãn hàng hóa là quy định bắt buộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề vi phạm về nhãn hàng hoá lại đang diễn ra khá phổ biến...

Chúng tôi dạo một vòng quanh chợ Trung tâm thương mại (thành phố Kon Tum). Tại đây, các gian hàng mỹ phẩm bày bán rất nhiều sản phẩm được người bán giới thiệu là hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc… nhưng không hề được dán nhãn phụ bằng tiếng Việt. Vì thế, người tiêu dùng rất khó xác định đó có phải là hàng chính hãng hay không, thành phần, công dụng như thế nào...

Không chỉ có mỹ phẩm, các loại bánh mứt không có nhãn mác, thông tin sản phẩm cũng được bày bán một cách tràn lan. Theo lý giải của một số chủ hàng, do họ thường nhập các thùng hàng với số lượng lớn về rồi mới chiết ra bán lẻ nên không để ý hoặc quên dán nhãn… Thực tế, các mặt hàng đó có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng như thế nào thì “chỉ có người bán mới biết”.

Nhiều mặt hàng đồ khô bày bán ở chợ không có nhãn hàng hoá

 

Không chỉ có các cơ sở bán lẻ, các sạp hàng tại chợ mới có hiện tượng vi phạm quy định về nhãn hàng hoá; thời gian vừa qua, khi lực lượng chức năng tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã phát hiện không ít cơ sở bán hàng lớn vi phạm quy định này.

Chẳng hạn, vừa qua, hệ thống sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và trẻ em toàn quốc Con Cưng đã bị người tiêu dùng khiếu nại có hiện tượng làm lại nhãn mác sản phẩm. Khi lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra đã phát hiện những dấu hiệu vi phạm quy định về nhãn mác.

Ngay tại tỉnh ta, trong tháng 5/2018, lực lượng quản lý thị trường cũng đã kiểm tra 2 cửa hàng Con Cưng tại thành phố Kon Tum và phát hiện, xử lý vi phạm về nhãn hàng hoá.

Đáng chú ý hơn, tình trạng một số nhà sản xuất cố tình đặt nhãn hàng hoá có tên gọi gần giống với nhãn hàng của những thương hiệu uy tín để gây sự nhầm lẫn với người tiêu dùng - đây là kiểu “đánh lận con đen” trong kinh doanh và vẫn diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chẳng hạn như bột giặt OMON có tên gần giống với tên bột giặt OMO, nước uống đóng chai Aquafinal gần giống tên nước uống đóng chai Aquafina, nước khoáng Lavillle gần giống với sản phẩm La Vie...

Điều đáng lo ngại hơn là nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình trạng này để trà trộn tung ra thị trường các loại hàng giả, hàng nhái, hàng buôn lậu...

Không dừng lại ở đó, hiện nay có tình trạng một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập các mặt hàng Trung Quốc kém chất lượng rồi gỡ bỏ nhãn mác, bao bì sản phẩm, sau đó sử dụng bao bì, nhãn mác của các nhà máy trong nước. Đây không chỉ là hành vi đánh lừa người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng tới các nhà sản xuất chân chính trong nước...

Theo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, lỗi phổ biến trong kinh doanh hàng hóa thường gặp là hàng hóa không có nhãn mác, nhãn ghi không đủ hoặc ghi không đúng nội dung bắt buộc, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, ghi không đúng với thực tế của hàng hóa...

Hằng năm, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh chủ động phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện và xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm quy định về nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, do số lượng các cơ sở kinh doanh rất lớn, trong khi đó lực lượng kiểm tra “mỏng” nên không thể quản lý hết hoạt động kinh doanh trên địa bàn.

Trước tình trạng vi phạm về nhãn hàng hoá còn tràn lan, để hạn chế việc mua phải hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng cần tạo cho mình thói quen xem kỹ nhãn mác, bao bì sản phẩm trước khi quyết định chọn mua. Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng cần tăng cường kiểm soát thị trường, xử nghiêm các vi phạm để đảm bảo tính răn đe.

Bài, ảnh: Thiên Hương

 

   

Các tin khác

  • Phạt 85 triệu đồng đối với nhà đầu tư Thủy điện Đăk Pru 3 do chậm triển khai dự án
  • Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 676: Vướng mặt bằng, khó thi công
  • Đình chỉ mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh cấp cho doanh nghiệp “gây hiểu lầm”
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Tiếp tục sửa chữa đường ĐH.53, người dân phấn khởi
  • Hai vợ chồng lãnh án 42 năm 6 tháng tù vì mua bán và tàng trữ ma túy
  • Cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại
  • Xét xử vụ án mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by