• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ nhất của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục    Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Những cuộc gọi dọa dẫm

13/05/2024 06:02

Gần đây, nhiều người nhận được các cuộc gọi mạo danh là cán bộ công an để yêu cầu bổ sung thông tin cá nhân để đồng bộ dữ liệu định danh điện tử (VNeID) mức 2. Và các cuộc gọi thường bắt đầu bằng khẩu khí mang nặng tính dọa dẫm.

Đã từng nghe người thân, bạn bè kể rất nhiều về những cuộc gọi lừa đảo, nhưng phải nói thật rằng tôi chưa bao giờ gặp phải. Vì vậy, tôi hay nói vui là khó tò mò và muốn được nghe một lần.

Đúng là “cầu được ước thấy”, mới đây tôi nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ (0823.437.672). Khi tôi vừa bắt máy, giọng nam bên kia “phủ đầu” ngay bằng giọng điệu dọa dẫm  “có phải là L.H.H không”.

Hỏi đầy đủ như thế thì đúng quá rồi còn gì. Tôi trả lời “vâng, tôi đây”. Bên kia tiếp tục vặn “thông tin về căn cước của anh còn thiếu, nên cơ quan công an chưa thể đồng bộ lên hệ thống được, công an phường yêu cầu bổ sung nhiều lần rồi mà sao anh chưa bổ sung”?

Khi tôi hỏi lại “anh ở đơn vị nào”, thì bên kia cho hay công tác ở Công an thành phố Kon Tum, và tiếp tục cho biết căn cước công dân và tài khoản định danh điện tử (ứng dụng VNeID) của tôi bị thiếu thông tin.

Cuộc gọi đề nghị cung cấp dữ liệu cá nhân từ số điện thoại 0823.437.672. Ảnh: HL

 

“Yêu cầu anh lên Công an thành phố làm việc ngay”- bên kia nói, rồi dọa “nếu chậm trễ thì sẽ không kịp đồng bộ vào hệ thống của Bộ công an, lúc đó anh phải chịu trách nhiệm”. Và không quên gợi ý rằng “nếu anh bận thì làm online, chỉ mất 5-10 phút, vừa nhanh vừa tiện, sẽ có người hỗ trợ”.

Tôi đồng ý làm online, với lý do rất bận, không thể trực tiếp lên Công an thành phố. “Được lời như cởi tấm lòng”, phía bên kia nhẹ nhàng cho biết sẽ có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này liên hệ với tôi để thực hiện.

Trước khi tắt máy, bên kia lại không quên dọa rằng, vì thông tin của tôi trên Cổng dịch vụ công quốc gia còn thiếu, nên khi kiểm soát, Bộ Công an phát hiện ra và báo về, vì vậy cần phải bổ sung ngay.

Tôi nín cười chờ đợi cuộc gọi tiếp theo. Khoảng 30 phút sau, số điện thoại khác (0847.160.765) gọi tới, thông báo tên là Minh, cán bộ Công an thành phố Kon Tum, sẽ giúp tôi bổ sung thông tin về căn cước công dân bằng hình thức online, và đề nghị kết bạn zalo để nhận đường link.

“Sau khi nhận đường link, anh tải app (ứng dụng) xuống rồi cài đặt trên điện thoại, sau khi cài đặt xong thì cung cấp mã OTP, thông tin số căn cước công dân của anh là xong. Lúc đó tôi sẽ giúp anh đồng bộ trên Cổng”- đối tượng cho biết.

Đối tượng cũng không quên kèm câu dọa dẫm rằng “anh không làm nhanh, nếu có chuyện gì anh phải chịu trách nhiệm, tôi không giúp anh được đâu” làm tôi cười lớn. Có lẽ đối tượng nhận thấy tôi đang giả bộ “vào tròng” nên tắt máy.

Gần đây, người thân, bạn bè của tôi cho hay thường nhận được các cuộc gọi mạo danh là cán bộ công an để yêu cầu bổ sung thông tin cá nhân để đồng bộ dữ liệu định danh điện tử (VNeID) mức 2.

Chặn số này thì bị gọi bằng số khác, có ngày vài ba lần. Định bụng rằng không nghe số lạ nữa, nhưng lại lo nhỡ như có công việc gì thì sao, thế là bấm bụng nghe, y như rằng lại gặp các đối tượng này- một người chia sẻ.

Điều đáng lưu ý là các cuộc gọi thường bắt đầu bằng khẩu khí trịch thượng, mang nặng tính dọa dẫm, trấn áp. Điều này khiến cho các “nạn nhân” dễ “sập bẫy” nếu đang tập trung làm việc, mất bình tĩnh, hoặc vô tình trong hoàn cảnh na ná “kịch bản” của bọn chúng.

Vì vậy, cũng đã có những người sập bẫy. Dù gần đây cơ quan chức năng và báo chí đã cảnh báo rất nhiều về các mánh khóe lừa đảo này.

Nổ rộ hoạt động lừa đảo cung cấp thông tin cá nhân. Ảnh: H.L

 

Các đối tượng lợi dụng sự nắm bắt chưa đầy đủ thông tin liên quan đến cài đặt ứng dụng VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử của người dân để lừa đảo bằng cách gọi điện thoại dọa dẫm, rồi “dụ dỗ” làm “online vừa nhanh vừa tiện”.

Sau đó gửi đường dẫn (link) qua các ứng dụng trực tuyến trên mạng xã hội như Zalo, Facebook dẫn dụ truy cập đường link cài đặt phần mềm giả mạo có giao diện gần giống với ứng dụng VNeID thật.

Khi người dân cài đặt ứng dụng giả mạo xong, ứng dụng giả được cấp quyền truy cập thiết bị ở mức cao (bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP…), các đối tượng kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại của người dân sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Bộ Công an đã liệt kê 24 hình thức lừa đảo trực tuyến, từ những hình thức tinh vi nhất như lừa đảo bằng các video deepfake (hình ảnh, thông tin giả mạo, sai sự thật), đến giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án, cán bộ thuế gọi điện qua giao thức internet hăm dọa người bị hại, sau đó chiếm đoạt thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản.

Vì vậy, như khuyến cáo của cơ quan chức năng, người dùng tuyệt đối không cài đặt/ tải trực tiếp bất kỳ ứng dụng nào từ đường link do bất kỳ ai gửi trên tin nhắn SMS, nội dung chat trên các nền tảng xã hội, ứng dụng nhắn tin; hoặc từ các trang web do các đối tượng cung cấp đường link.

Không tin và thực hiện theo hoặc liên hệ với với các đối tượng trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber, Telegram,..) về các giải pháp “nhanh” cho bất kỳ dịch vụ công nào.

Chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài trên các trang web, từ các đường link lạ.

Không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân cho người khác qua điện thoại. Thường xuyên cập nhật thông tin về các thủ tục hành chính trên hệ thống Cổng thông tin điện tử hoặc Fanpage chính thức của Bộ Công an, Công an các địa phương.

Cơ quan công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân, không hướng dẫn qua điện thoại. Khi có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc bị lừa, bị hại có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan chức năng.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Sự cần thiết nâng cấp hoàn thiện Quốc lộ 24
  • Trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5: Toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông
  • Đăk Tô: Tai nạn giao thông làm một cháu nhỏ tử vong
  • Ngày thứ 2 nghỉ lễ 30/4-1/5: Xảy ra một vụ tai nạn giao thông
  • Ngày đầu tiên nghỉ lễ diễn ra an toàn
  • Cho kì nghỉ lễ an toàn
  • Bộ đội giúp nhân dân thôn Kon Tuông làm đường giao thông
  • Vẫn “nở rộ” chiêu trò giả mạo trang fanpage các cơ sở lưu trú
  • Xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nhận hối lộ
  • Xét xử hình sự sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • 6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ nhất của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bế mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động lần thứ XIV
  • Xử lý trụ sở dôi dư, tận dụng tài sản công sau sáp nhập tỉnh
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by