• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Cần đề cao cảnh giác với các chiêu trò của “Hội thánh Đức chúa trời”

06/05/2018 18:00

Thời gian gần đây, nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện các nhóm người tự xưng “Hội thánh Đức chúa trời”. Phương thức hoạt động chủ yếu của các đối tượng này thường núp bóng một số loại hình thức kinh doanh, dịch vụ lưu động để tiếp cận, dụ dỗ, lừa phỉnh người dân tham gia vào nhóm. Bằng những lời đường mật, chúng vẽ ra viễn cảnh bịp bợm, cho rằng: Ai tham gia "Hội thánh Đức chúa trời" sẽ khỏi mọi bệnh tật bằng cách uống nước thánh, cuộc sống ngày càng tươi sáng, có lối thoát, không phải làm gì cũng có tiền bạc; sống hạnh phúc, khi chết thì được lên thiên đàng…

Theo một số người đã rơi vào các “bẫy dụ” này, sau khi được gia đình, người thân thức tỉnh và bỏ hội, đều kể lại: Để trở thành hội viên, người mới nhập được ăn một miếng bánh nhỏ và một cốc nước có màu đỏ, sau đó được ghi tên và trở thành hội viên.

Điều đáng nói, sau khi được ăn bánh và uống thứ nước màu đỏ làm lễ nhập hội, họ đều thấy trạng thái thần kinh không còn bình thường, trong tâm trí luôn nghĩ đến “Hội”. Luôn nghĩ không biết ngày tận thế sẽ đến lúc nào. Sắc mặt cũng đờ đẫn đi, không quan tâm đến bên ngoài xã hội. Đặc biệt không thiết tha với cuộc sống hiện thực vì cho rằng lao động, kiếm tiền rồi cũng chết đi… Nhiều người còn có những hoạt động, hành động đi ngược lại những giá trị chuẩn mực đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đập phá bàn thờ tổ tiên, phá thai để đi theo hội...

Đối tượng lôi kéo của tổ chức tự xưng “Hội thánh Đức chúa trời” cũng đa dạng. Chúng thường lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, bế tắc trong cuộc sống... để dụ dỗ lôi kéo đi theo. Hệ lụy là có những gia đình bị “tan cửa, nát nhà”, con cái học hành bỏ bê... vì bị mắc vào “bẫy cài” của chúng. Điều lưu ý là những người bị lỡ bước sa chân vào “ngõ cụt đen tối” này không chỉ là những người dân nghèo, người lao động tự do ít hiểu biết, mà ở đó cũng có không ít đối tượng là học sinh, sinh viên ngoan, hiền, học giỏi, để rồi đánh mất tương lai, sự nghiệp phía trước.

Một số Mục sư thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam truyền thống, có nhận xét: Giáo lý của tổ chức tự xưng “Hội thánh Đức chúa trời” hay còn gọi là “Hội thánh Đức chúa trời Mẹ” là một tà giáo, hoạt động trái phép. Họ có những việc làm sai trái, không tốt cho cộng đồng, có tác hại đến an ninh xã hội, cũng như đến các Hội thánh của Đức chúa trời tại Việt Nam. Họ mang danh là Hội thánh của Đức chúa trời, nhưng lại làm những việc trái với kinh thánh, trái với lời của Đức chúa trời, trái với luân thường đạo lý. Chúa dạy mọi người phải biết yêu thương lẫn nhau, biết hiếu kính với cha mẹ, phải làm việc để sinh sống, Chúa không dạy con cái từ  bỏ bố mẹ, không kính trọng mọi người.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng gần đây cho thấy, các nhóm tự xưng “Hội thánh Đức chúa trời” đã xuất hiện ở nhiều địa bàn các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước, từ thành thị cho đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Mức độ hoạt động của các nhóm gia tăng và nhiều biểu hiện bất chấp pháp luật.

Ở địa bàn Tây Nguyên, theo Báo Tiền Phong điện tử đăng ngày 1/5/2018 của tác giả Tiến Lê, thông tin: “Ngày 1/5, thượng tá Trần Ngọc Anh – Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Gia Lai cho biết, tại Gia Lai có khoảng 40 người gần đây liên tục đi vào các làng của huyện Ia Grai, Chư Sê, Chư Prông, thành phố Pleiku để “truyền đạo”. Nhóm người trên hoạt động không có trụ sở, văn phòng mà thuê nhà ở, sau đó chia nhau đi “truyền đạo” với các loại kinh thánh, quần áo, vải trùm đầu...”

Chiêu trò lôi kéo

Theo bài viết của tác giả Phạm Hoàng, đăng tên Báo Dân trí điện tử gần đây: “Chị Nguyễn Cẩm (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) kể lại khoảng tháng 1/2018, khi chị đang dừng mua dép tại điểm trên vỉa hè đường Cách mạng Tháng Tám thì chủ quán có hỏi chị có biết gì về “Hội thánh Đức chúa trời” không. Người này giới thiệu đây là hội mà Chúa ban phước cho nhân loại, cứu rỗi chúng sinh, giúp cho con người được sống lâu.

“Sau đó chị chủ quán mời tôi gặp người cấp cao hơn trong hội để rao giảng cho tôi rõ hơn về hội. Người này cũng nói rằng sau khi rao giảng tôi sẽ cảm thấy như được phục hồi, phục sinh” – chị Cẩm nói và cho biết sau đó vì bận việc nên không đến ngay được. Sau đó, hai người trao đổi số điện thoại rồi bị thất lạc.

Tương tự, chị N. người dân tại thành phố Pleiku kể đã được lôi kéo vào “Hội thánh Đức chúa trời”. Theo chị N., hôm đó, một người bạn của chị N. (đã tham gia hội) dẫn theo một phụ nữ khác và giới thiệu tới từ Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến nhà, 2 người mặc quần áo bình thường, mang theo một quyển sách dày bọc trong vải và giới thiệu là kinh thánh của hội.

Hai người thay nhau rao giảng đây là tôn giáo riêng không phải Phật giáo hay Thiên Chúa giáo. Con người là do Đức chúa trời nặn từ đất và thổi cho linh hồn. Trước đây sống bên Đức chúa, do phạm tội mà bị đày xuống nhà tù là trái đất. Sau khi chết, sẽ tiếp tục phải chịu hình phạt khắc nghiệt khác, chỉ khi nào được làm lễ “Vượt Qua”, xin được tha tội, uống nước thánh, thì sẽ xóa bỏ được lời nguyền, khi chết đi linh hồn được trở về bên Đức chúa trời….

“Ngồi nghe khoảng 2 tiếng, hai người đó nói rất nhiều thứ, nhưng tôi bận việc phải đi. Hai người đó hẹn bữa nào rảnh lại qua để nói cho tôi hiểu thêm và khi nào hiểu hết thì sẽ được làm lễ Vượt Qua. Nhưng qua tìm hiểu trên mạng, thấy nhiều điều tiêu cực về hội này nên dù được hẹn mấy lần nhưng mà tôi từ chối” – chị N. nói.

Cần đề cao cảnh giác

Ở địa bàn tỉnh Kon Tum, đến nay tuy chưa có các thông tin đề cập về những hoạt động của những nhóm người tự xưng “Hội thánh Đức chúa trời”, song những nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề này là không nhỏ. Bởi Kon Tum là địa bàn rộng, dân cư phân bổ không đều, nhiều thôn, làng ở vùng sâu, vùng xa còn khá biệt lập..., đó chính là nơi thuận lợi cho những nhóm người mượn danh Đức chúa để hành nghề trái pháp luật. Bởi vậy, mỗi cấp, ngành cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, nắm rõ bộ mặt thật của nhóm người mượn danh “Hội thánh Đức chúa trời” chỉ là một tà đạo, có hành động đi ngược lại những giá trị chuẩn mực đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Nó cần phải được ngăn chặn!

TT

   

Các tin khác

  • Phạt 85 triệu đồng đối với nhà đầu tư Thủy điện Đăk Pru 3 do chậm triển khai dự án
  • Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 676: Vướng mặt bằng, khó thi công
  • Đình chỉ mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh cấp cho doanh nghiệp “gây hiểu lầm”
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Tiếp tục sửa chữa đường ĐH.53, người dân phấn khởi
  • Hai vợ chồng lãnh án 42 năm 6 tháng tù vì mua bán và tàng trữ ma túy
  • Cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại
  • Xét xử vụ án mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by