Trong 6 tháng đầu năm nay, 3 xã Ngọc Bay, Đăk Rơ Wa, Đăk Blà vui mừng đón nhận các quyết định công nhận đạt xã nông thôn mới. Như vậy, đến thời điểm này, thành phố Kon Tum đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống của người dân.
Kế thừa những kết quả đạt được giai đoạn 2010-2020, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng NTM với những mục tiêu cao hơn.
Nhiều công trình, dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh đang phải tạm dừng thi công hoặc thi công cầm chừng do thiếu nguồn nguyên vật liệu đất đắp, từ đó, nguy cơ công trình chậm tiến độ. Đây là khó khăn khiến các chủ đầu tư đau đầu trước áp lực về tiến độ và giải ngân nguồn vốn đầu tư.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vốn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua, với việc triển khai nhiều cách làm, mô hình phát triển kinh tế, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Ia H‘Drai đã quan tâm, hỗ trợ hội viên vươn lên phát triển kinh tế, qua đó đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 1, từ ngày 17-19/7/2023 trên địa bàn tỉnh có mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở một vài tuyến đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Được đầu tư nhiều tỷ đồng, với loạt thiết bị, máy móc chuyên dụng phục vụ công tác kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh, chưa kể chi phí đào tạo cán bộ, chuyển giao kỹ thuật, nhưng đến nay, cả hai hệ thống vẫn chưa phát huy tác dụng vì… không có khách hàng.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 đã gây ra mưa lũ trên địa bàn tỉnh, làm thiệt hại một số công trình hạ tầng cơ sở xã hội, nhà ở và nhiều diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn huyện Sa Thầy.
Chiều 18/7, ông Nguyễn Văn Niệm- Chủ tịch UBND xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1, trên địa bàn có mưa lớn kéo dài đã làm thiệt hại tài sản và sập 2 căn nhà của hộ dân. Rất may, không ai thương vong. Hiện xã đang làm báo cáo, lập hồ sơ đề xuất cấp thẩm quyền hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại.
Dự trữ, đảm bảo cung ứng hàng hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng chống thiên tai. Do đó, ngành Công thương phối hợp các địa phương, doanh nghiệp tích cực chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
Thời gian qua, các ngành chức năng, các địa phương luôn tích cực đồng hành, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, các chủ thể xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp ở các địa phương.
Ngày 15/7, ông Võ Trung Mạnh-Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông có văn bản phản hồi cho Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và khẳng định, giấy xác nhận liên quan đến sâm Ngọc Linh trên địa bàn mà Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam cung cấp vào hồ sơ đăng ký sản phẩm bảo vệ sức khỏe đã hết hạn sử dụng và đã bị thu hồi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, huyện Ngọc Hồi huy động mọi nguồn lực xã hội để triển khai; qua đó, tạo nên những kết quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn.
Chiều 13/7, Sở Công thương tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của ngành 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 199 điểm quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Trong đó, có 89 điểm cát làm vật liệu xây dựng, 60 điểm đá xây dựng, 32 điểm đất san lấp và 18 điểm đất sét. Hiện nay, UBND các huyện, thành phố đang phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản trong thời gian tới; dự kiến bổ sung quy hoạch 15 điểm, gồm 11 điểm đất san lấp, 3 điểm cát làm VLXD, 1 điểm đất sét làm gạch ngói.
Phát triển vùng nguyên liệu nông nghiệp đạt chuẩn, trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Để khởi nghiệp thành công, mang lại những giá trị cho cuộc sống, không nhất thiết là những ý tưởng quá lớn lao hoặc cao xa, mà có thể từ những công việc rất gần gũi, thiết thực, phù hợp với những gì mà xã hội đang cần.
Sau khi Báo Kon Tum đăng phản ánh “Nỗi lo sạt lở bên sông Pô Kô”, trong đó, có phản ánh đoạn bờ sông Pô Kô bị sạt lở đến sát đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei), ngay sau đó, đơn vị quản lý nhà nước là Văn phòng Quản lý đường bộ III (Khu Quản lý đường III) và đơn vị quản lý đường là Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Kon Tum) đã tiến hành kiểm tra thực tế, cắm biến cảnh báo và báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý, khắc phục.
Vừa qua, phóng viên Báo Kon Tum nhận được phản ánh của người dân xã Hiếu (huyện Kon Plông) về việc đơn vị thi công trên Dự án sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường, rãnh dọc, hệ thống ATGT Quốc lộ 24 chưa hỗ trợ, đền bù đã tự ý múc cây trồng của người dân. Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, chúng tôi đã đi thực tế tại xã Hiếu.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về chủ trương tái canh cây cà phê, những năm qua, huyện Đăk Hà quan tâm chỉ đạo, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân triển khai thực hiện “Đề án tái canh cây cà phê” nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn tầm quốc tế.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.