Xác định việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và các công trình dự án trong năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, huyện Đăk Glei tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh thi công các dự án và hoàn thiện hồ sơ giải ngân vốn theo kế hoạch đề ra.
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước, huyện Ia H’Drai còn huy động nguồn vốn lớn xã hội hóa từ sự đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây phân tán, thể hiện sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng để trồng rừng, trở thành điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết của Đảng về phủ xanh rừng.
Thay vì phải thực hiện thanh toán trực tiếp, hiện nay, người dân có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán các khoản lệ phí, phí giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thông qua dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giúp tăng tính minh bạch, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại.
Sâm Ngọc Linh là dược liệu đặc biệt quý và có giá trị kinh tế rất cao. Được ví như hạt ngọc trời trên núi Ngọc Linh, việc thu được hạt, trồng được cây sâm Ngọc Linh là quá trình gian nan của người trồng sâm dưới tán rừng già ở độ cao khoảng 1.800m so với mặt nước biển.
Những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Kon Tum, kinh tế tập thể (KTTT) ở thành phố Kon Tum, mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) kiểu mới có những bước phát triển tích cực.
Dự kiến đến năm 2025, tỉnh Kon Tum có từ 60 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong lúc nguồn lực còn hạn hẹp, tỉnh phải nỗ lực nhiều hơn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) đã mạnh dạn đưa vào trồng các loại cây ăn trái giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Không phải vô tận như ta vẫn nghĩ, nguồn tài nguyên nước dưới đất (hay nước ngầm) đang đứng trước nguy cơ suy kiệt, mà nguyên nhân chủ yếu là do bị khai thác quá mức. Khai thác gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất là một câu chuyện dài, cần được quan tâm hơn nữa.
Chiều 11/9, Sở Công thương tổ chức Hội nghị kết nối cung- cầu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu giữa tỉnh Kon Tum với tỉnh Kiên Giang.
Quy hoạch về khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của tỉnh.
Thời gian qua, nhiều nông dân ở huyện Sa Thầy đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND huyện Đăk Glei chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia. Qua thực tế triển khai, nhiều sản phẩm OCOP của huyện Đăk Glei đã khẳng định được thương hiệu, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Với quyết tâm chính trị cao nhất của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của các doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hướng, là nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.
Ngay từ đầu năm 2023, UBND huyện Đăk Tô đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) huyện; chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương cơ sở xây dựng các phương án ứng phó, đảm bảo thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, ứng phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai, bão lũ trước khi bước vào mùa mưa bão, nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 185 sản phẩm OCOP của 92 chủ thể còn hiệu lực. Dù số sản phẩm OCOP tăng lên theo từng năm, song số sản phẩm tạo ra thương hiệu, giá trị kinh tế cho các chủ thể là không nhiều, thậm chí, một số sản phẩm OCOP “biến mất”chỉ sau một thời gian.
50 năm sau khi phát hiện cây sâm đầu tiên, đến nay Kon Tum đã thành công trong việc bảo tồn, không lo mất nguồn gen quý. Tỉnh quy hoạch vùng trồng rộng để những người trồng sâm liên kết từng bước đưa cây sâm Ngọc Linh vươn xa.
Nhiều công trình dự án nằm chờ, hoặc tạm dừng thi công được các đơn vị thi công cho rằng do thiếu nguồn nguyên liệu đất đắp. Thế nhưng, qua tìm hiểu, thực tế lại có nghịch lý đang tồn tại là một số mỏ khoáng sản có trữ lượng đất san lấp khá nhiều lại không bán được.
Cách đây 50 năm, dược sĩ Đào Kim Long đã tìm ra sâm Ngọc Linh tại núi Ngọc Linh thuộc địa phận xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông ngày nay. Từ cây “thuốc giấu” của người dân địa phương, 50 năm sau, sâm Ngọc Linh đã là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.