Khoáng sản là loại tài sản hữu hạn và hầu hết không tái tạo, cho nên việc khai thác, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững luôn được tỉnh Kon Tum chú trọng.
Chiều 15/9, Đoàn Thanh tra Bộ TN&MT đã công bố Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT ngày 5/9/2016 của Bộ TN&MT về thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các cơ sở, dự án có xả nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Trên thị trường hiện có hàng trăm loại nước giải khát nội và ngoại nhập được bày bán khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều loại nước ngọt không đảm bảo chất lượng; thậm chí có chứa các chất độc hại, chất cấm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng khiến cho người tiêu dùng bất an, lo lắng…
Thực hiện mục tiêu đổi mới và hiện đại hóa công nghệ khai thác khoáng sản, từ năm 2011 đến nay, Sở Công thương đã tích cực triển khai Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025".
Chế biến nông sản là ngành nghề chủ lực của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị cho các sản phẩm chủ lực, có lợi thế như cao su, mì, cà phê. Song dù được coi là thế mạnh, nhưng hàng hóa hầu hết mới chỉ sơ chế, gia công, mẫu mã chưa phong phú...
Dù đã tiến hành quy hoạch xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung, song cho đến nay thành phố Kon Tum vẫn chưa triển khai thực hiện vì thiếu kinh phí. Vì vậy, tình trạng kiểm soát giết mổ gia súc trên địa bàn rất phức tạp, sản phẩm thịt động vật tươi sống đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ cũng khó đảm bảo an toàn vệ sinh.
UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng siêu thị CO.OPMART Kon Tum tại giao lộ đường Bà Triệu và đường Đoàn Thị Điểm, thành phố Kon Tum với tổng vốn đầu tư hơn 89 tỷ đồng, dự kiến khởi công tháng 9/2016.
Tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 84ha cây mắc ca. Do chưa khẳng định chắc chắn về sự phù hợp cũng như hiệu quả kinh tế nên chủ trương của tỉnh là tiếp tục khảo nghiệm và chưa mở rộng diện tích cây trồng này.
Kon Tum có nhiều công trình thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là lòng hồ những công trình thủy điện Sê San, Plei Krông... có dung tích lớn cần phải đặt biệt coi trọng, bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
Khắc phục khó khăn, xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình quan trọng, từ đầu năm đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo NTM tiếp tục huy động các nguồn lực, hệ thống chính trị và người dân tham gia xây dựng NTM.
Sau thời gian trồng thử nhiệm chè ô long tại Khu sinh thái du lịch Măng Đen và đã cho kết quả bước đầu khả quan, Hợp tác xã rau hoa thanh niên Măng Đen sẽ tiếp tục đầu tư trồng chè ô long thương phẩm tại Măng Đen.
Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) xuất hiện một số cột bơm xăng tự động được các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đưa vào khai thác với mục đích nâng cao độ an toàn, tin cậy trong việc bán nhỏ lẻ xăng phục vụ nhu cầu của người dân vùng sâu, vùng xa.
5 cơ sở sản xuất TTCN thuộc diện gây ô nhiễm môi trường chưa thực hiện quy định di dời ra khỏi khu vực nội thành gồm: địa bàn phường Quyết Thắng còn 2 cơ sở; các phường Trường Chinh, Thắng Lợi, Quang Trung, mỗi địa phương còn 1 cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ, giai đoạn 2011 -2015, huyện Kon Plông đã trồng mới hơn 4.580ha rừng và tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 1.000ha rừng tự nhiên.
Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường; đặc biệt là các cơ sở có nguồn xả nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh sẽ bị tiến hành kiểm tra từ ngày 5/9.
Đúng ngày UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận Giấy chứng nhận (26/8), chúng tôi đã ngược núi về Tu Mơ Rông để gặp gỡ, chuyện trò và chia vui với những người dân đang âm thầm, lặng lẽ góp sức bảo tồn loại thần dược này…
Còn khoảng 2 tuần nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh Trung thu đã khởi động được gần 1 tháng nay. Song so với các năm trước, thị trường bánh năm nay có phần ảm đạm hơn, sức mua khá yếu.
Trước đây người dân trồng cau chủ yếu để lấy quả ăn, sau này khi thị trường có nhu cầu, thương lái từ dưới đồng bằng tìm đến các xã có diện tích cau lớn để mua, cau dần trở thành hàng hoá.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.