“Sản xuất rau an toàn phải xuất phát từ chính ý thức, nhận thức của người dân chứ không phải vì được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu hay sợ các cơ quan quản lý kiểm tra, truy cứu trách nhiệm” - chị Phạm Thị Hải, thành viên của Tổ hợp tác rau an toàn thôn Đăk Bình (xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà) chia sẻ khi được hỏi về lý do chị chọn cách làm này.
Những ngày đầu xuân, trên khắp các thôn làng ở huyện Tu Mơ Rông, đâu đâu ta cũng thấy không khí rộn ràng ra quân đầu năm của cán bộ và nhân dân trong huyện, với quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và các mục tiêu, kế hoạch của năm 2017.
Sáng 22/2, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2016 và phát động thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2017 gắn với phong trào thi đua “Đăk Hà chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020.
Ngày xuân, gác sang một bên bộn bề công việc, tôi quyết định len lỏi trên các xóm làng ở huyện Sa Thầy để nghe, để ngắm chuyện làm ăn của bà con. Xe lướt qua những vườn cao su đang vươn những tán lá non xanh biếc; những triền cà phê đang bung hoa trắng muốt; rồi những cánh đồng mơn mởn màu xanh của lúa nước vụ đông. Câu chuyện về xóa đói giảm nghèo cứ kéo dài mãi trong chuyến đi…
Trong các nguồn lực phát triển của mỗi địa phương, bên cạnh các yếu tố như tiềm lực tài chính, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ… thì nguồn nhân lực được coi là quan trọng nhất, quí báu nhất, có vai trò quyết định.
Đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, trong những ngày đầu năm này, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) còn vinh dự được huyện, tỉnh chọn làm điểm ra quân xây dựng nông thôn mới để các địa phương khác học tập, làm theo và củng cố thêm các tiêu chí nông thôn mới.
Chung sức xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, tham gia ngày công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp, không lầy lội về mùa mưa, sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và di chuyển chuồng trại gia súc xa nhà...
Dự báo cuối tháng 2, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng từ 1 đến 2 đợt không khí lạnh. Do vậy, các cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần vận động người dân ở các xã vùng Đông Trường Sơn chủ động hơn trong việc phòng chống rét cho gia súc.
Bằng việc kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh từng bước góp phần đưa hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm đi vào nề nếp và bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Cùng với sâm dây, sâm Ngọc Linh, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Ngọc Linh, Mường Hoong (huyện Đăk Glei) đã đầu tư trồng đương quy. Với nhiều ưu điểm như dễ trồng, được giá, thời gian thu hoạch nhanh, đương quy đã giúp nhiều hộ dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập để giảm nghèo.
Trước yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong thời gian gần đây, lực lượng kiểm lâm huyện Kon Plông phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ rừng và các hộ nhận khoán tăng cường tuần tra, truy quét bảo vệ rừng tận gốc, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xâm hại rừng.
Sự phát triển của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những năm qua, Kon Tum đã có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế nhằm thu hút, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo nông thôn mới và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh phát huy sức dân từng bước xây dựng có hiệu quả nông thôn mới ở các địa phương.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là bước đi phù hợp đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Ngày 14/2, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 56/QĐ-UBND ngày 20/1/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch xây dựng Hệ thống tiếp nhận, quản lý dữ liệu quan trắc nước thải tự động liên tục trên địa bàn tỉnh.
Chiều 14/2, với 6/6 phiếu đồng ý, Hội đồng thẩm định Đề án thăm dò khoáng sản tỉnh Kon Tum đã thông qua Đề án thăm dò mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường ở thôn Đăk King 1, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Ngày 14/2, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ triển khai Dự án lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”, trong những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn ở xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) đã góp phần làm thay đổi diện mạo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo tiêu chí nông thôn mới.
Nếu như thời điểm trước tết, hoạt động kinh doanh, buôn bán trên địa bàn tỉnh diễn ra rất sôi động thì sau tết việc kinh doanh lại khá trầm lắng, nhiều ngành hàng, mặt hàng rơi vào tình cảnh ế ẩm, vắng khách. Tuy nhiên, ngược lại, các dịch vụ ăn uống, giải trí lại rất nhộn nhịp, hút khách.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.