Thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phương Hoa (thôn Đăk Sút, xã Kroong, huyện Đăk Glei) đã cắm biển công khai vị trí xả thải ra sông Pô Kô.
Giá tiêu chỉ còn từ 60.000 – 65.000 đồng/kg, giá cà phê nhân vẫn duy trì ở mức thấp, chỉ 35.000 – 36.000 đồng/kg. Việc hồ tiêu, cà phê trượt giá mạnh khiến người nông dân gặp không ít khó khăn.
Đã 16 năm rồi, kể từ ngày 31/1/2002 - ngày thành lập huyện Kon Plông mới - đến nay, mỗi lần đến thăm lại Kon Plông, chúng ta đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay đến diệu kỳ của một đô thị mới bên cạnh một vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo của đại ngàn Măng Đen tựa hồ như cổ tích.
Kết thúc năm 2017, tuy còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão và thực hiện các chính sách thắt chặt chi tiêu công, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội huyện Đăk Glei tiếp tục có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra.
Tết Mậu Tuất này, người tiêu dùng yên tâm hơn khi trên địa bàn tỉnh đã có thêm các địa chỉ tin cậy: các siêu thị, cửa hàng rau an toàn, thịt an toàn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Từ chỗ ăn tết nặng về vật chất, dành nhiều thời gian cho việc mua sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, bánh kẹo…, vài năm gần đây, người dân đã chuyển sang mua sắm tết gọn nhẹ, đơn giản, hướng đến việc chơi tết nhiều hơn. Chính vì vậy, dù chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nhưng sức mua trên thị trường vẫn khá yên ắng…
Đã quá thời gian thu hoạch 2 tháng nhưng Công ty Cổ phần Đường Kon Tum vẫn rất chậm trong thu mua mía. Trước thực trạng trên, không chỉ thấp thỏm lo sợ trọng lượng mía giảm, người trồng mía tại thành phố Kon Tum còn mất ăn mất ngủ, xót xa nhìn hàng trăm héc ta mía trổ cờ trắng đồng, xốp ruột, và có nguy cơ cháy trước nắng nóng.
Cuối tháng 9/2017, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Ngọc Hồi xác định chợ Bờ Y (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) là chợ hạng 3. Tuy nhiên, với nhiều bất cập, vướng mắc, hiện nay, nhiều hộ kinh doanh đã tự rời khỏi chợ, mượn đất, dựng sạp buôn bán; một số tiểu thương khác hoang mang, đóng ki ốt, bày hàng hóa bán tràn dưới lề đường. 1 xã 2 chợ nhưng việc kinh doanh vẫn không ổn định, gây bức xúc cho người dân trên địa bàn.
Những ngày cuối năm, trong không khí chuẩn bị chào đón Tết Nguyên đán, người nghèo ở xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) lại có niềm vui mới thêm phần rộn ràng; bởi họ được Nhà nước hỗ trợ bò sinh sản để phát triển chăn nuôi. 52 hộ nghèo của 9 thôn trên địa bàn xã đã được trao 26 con bò giống sinh sản giảm nghèo bền vững theo hình thức luân chuyển (2 hộ nghèo được hỗ trợ nuôi 1 con bò) đã mở ra niềm hy vọng sớm được thoát nghèo đối với những hộ gia đình này.
Bác sĩ Đào Duy Khánh - Giám đốc Sở Y tế cho biết, hàng năm, đơn vị thường xuyên chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về an toàn thực phẩm.
Với mạng lưới sông suối khá phong phú, tiêu biểu như sông Sê San, Pô Kô, Sa Thầy và các phụ lưu..., việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải công nghiệp ra hệ thống sông suối từ các dự án, nhà máy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững ở tỉnh Kon Tum...
Ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông thị trường giáp Tết Nguyên đán, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã thành lập các đoàn, tăng cường phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đây là biện pháp cơ bản giúp người tiêu dùng tránh rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” khi mua sắm thực phẩm vào dịp tết.
Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông là ba huyện vùng Đông Trường Sơn với chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số Xơ Đăng, Giẻ- Triêng sinh sống. Để giúp các hộ dân thoát nghèo, cách đây 4 năm tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh. Nhờ được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật và phân bón, đến nay đã có hơn 4 nghìn hộ nghèo trồng được trên 1.000 ha cà phê chè Arabica hứa hẹn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững.
Chuẩn bị đón tết cổ truyền năm nay, không ít địa chỉ kinh doanh từ trên mạng internet (Facebook, Zalo...) đến các quầy hàng buôn bán nhỏ thực tế đang mời chào khách mua các loại bánh mứt với lời rao sản phẩm tự làm tại nhà, có xuất xứ từ thiên nhiên, không hóa chất, phẩm màu...
Những ngày vừa qua, người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa huyện Sa Thầy đặc biệt hứng khởi khi cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) sử dụng ô tô chuyên dùng triển khai giao dịch tại xã Hơ Moong và các xã Ia Xiêr, Ia Tăng, Ia Ly...
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có 37.485,98 ha rừng. Để bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học, bên cạnh việc hợp đồng thêm nhiều nhân viên bảo vệ rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh còn tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng bảo vệ.
Để đáp ứng thị trường hoa tết, người trồng hoa ở vùng hoa Măng Đen (huyện Kon Plông) đã mở rộng diện tích trồng các loại hoa truyền thống cũng như đưa một số giống hoa mới vào trồng thử nghiệm.
Xác định rõ khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác khoáng sản; quy định cụ thể trách nhiệm của địa phương và ngành liên quan; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm và những người có liên quan...là những biện pháp được triển khai trong thời gian qua, cho thấy sự quyết liệt của tỉnh trong ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép...
Đi trên những con đường mới, người dân ở những vùng sâu, vùng xa xưa nay chỉ quen băng rừng, vượt núi, ai cũng vui. Họ vui không chỉ vì có đường bê tông đẹp, mà còn bởi từ những con đường này, việc giao lưu, vận chuyển mua bán hàng hoá thuận lợi hơn và kỳ vọng sẽ đem đến cho họ một cuộc sống sung túc, ấm no…
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.