Dự án cải tạo và nâng cấp Tỉnh lộ 671 đến nay dù đã hết thời hạn hợp đồng nhưng vẫn không thể triển khai thi công bởi đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Năm 2024, giá quả cau tươi được thương lái trên địa bàn tỉnh thu mua với mức khoảng 70.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 4 lần so với các năm trước. Giá tăng cao, người dân tại xã Đăk Nên (huyện Kon Plông)- nơi trồng cau nhiều của tỉnh rất phấn khởi.
Ngày 24/10/, UBND tỉnh ban hành văn bản số 3826/UBND-KTTH về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh việc hoàn thành các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành, địa phương và trên quy mô toàn tỉnh. Đồng thời, quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước nâng “tỷ lệ lấp đầy” các khu, cụm công nghiệp.
Vì không có mặt bằng sạch nên các nhà thầu xây dựng Dự án đường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) phải tiến hành thi công theo kiểu có mặt bằng đến đâu triển khai thi công đến đó, thi công cầm chừng, chắp vá. Đây cũng là sự bất cập trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Thời điểm này, người dân ở huyện Đăk Hà chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Để ngăn chặn tình trạng trộm cắp cà phê, huyện Đăk Hà chỉ đạo chính quyền các địa phương phối hợp các lực lượng chức năng của huyện triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần bảo vệ tài sản của người dân, tránh thất thoát.
Tham gia nhận khoán bảo vệ rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), ý thức gìn giữ và phát triển tài nguyên rừng của các cộng đồng DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, qua đó, góp phần giúp các đơn vị chủ rừng quản lý tốt diện tích lâm phần được giao quản lý.
Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 28/3/2024 của Tỉnh ủy về chủ trương cải tạo vườn tạp, Ban Thường vụ Thành ủy Kon Tum đã chỉ đạo Đảng ủy các xã, phường rà soát, thống kê diện tích vườn tạp cần cải tạo, phấn đấu năm 2025 hoàn thành cải tạo vườn tạp.
Trong 2 ngày (22-23/10), tại huyện Ngọc Hồi, Công ty 732 (Binh đoàn 15) tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024. Tham gia Hội thi có 36 thợ giỏi được tuyển chọn trong số các công nhân cạo mủ cao su của 10 Đội sản xuất trực thuộc Công ty.
Từ nguồn lực của Trung ương và ngân sách địa phương, những năm qua, xã Đăk Nên (huyện Kon Plông) đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tạo động lực để các hộ đồng bào Xơ Đăng nơi đây vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 21/10, UBND tỉnh có văn bản số 3770/UBND-KTTH yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2024.
Đường hư hỏng, xuống cấp, nhiều ổ voi, ổ gà gây khó khăn trong việc đi lại của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đó là thực trạng trên Tỉnh lộ 678. Do đó, người dân đề nghị ngành chức năng quan tâm bố trí nguồn vốn tiến hành sửa chữa, khắc phục, tạo thuận lợi cho việc đi lại.
Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, các cấp hội nông dân đã và đang phát huy vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động, hỗ trợ nông dân tham gia quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thông qua tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác.
Chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra cho đàn vật nuôi là yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 3761/UBND-NNTN ban hành ngày 19/10.
Anh Nguyễn Bá Tấn (39 tuổi, quê Hà Nội) là người tiên phong nuôi cá tầm tại xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông. Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, đến nay, anh Tấn xuất bán khoảng 100 tấn cá và thu về hơn 17 tỉ đồng.
Để giữ cho những cánh rừng mãi thêm xanh, những năm qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng, nhận khoán, đồng thời, thực hiện đầy đủ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người dân yên tâm, nâng cao trách nhiệm, tích cực tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng.
Vốn tín dụng là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX). Để các HTX thuận lợi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, ông Bùi Huy Cường - Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đã chia sẻ về chủ trương, giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.
Dư án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 676 nối huyện Kon Plông với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà (Quảng Ngãi) được kỳ vọng sẽ mở ra hướng phát triển cho các xã vùng sâu, thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống người dân ở Kon Plông. Tuy nhiên, tuyến đường đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, không thể đẩy nhanh tiến độ thi công…
Thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều chỉ đạo và coi kết quả giải ngân vốn đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của tổ chức, cá nhân liên quan. Trong khi đó, chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024 mà tiến độ giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn thấp, do đó, không còn thời gian cho việc đủng đỉnh.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.