• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong    Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Blô    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Plô   

Khuyến nông - Khuyến lâm

Hiệu quả triển khai mô hình trồng tái canh cà phê vối

10/10/2019 13:03

Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người trồng cà phê, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) triển khai mô hình “Trồng tái canh cà phê vối” trên diện tích 5ha với sự tham gia của 13 hộ dân.

Ông Nguyễn Tấn Lực - cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, ngày càng có nhiều diện tích cà phê cho quả đến thời kỳ già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng quả thấp. Vì vậy, tái canh cà phê là giải pháp đặt ra hiện nay. 

Được triển khai thực hiện từ tháng 4-12/2019, từ nguồn sự nghiệp khuyến nông năm 2019, mô hình “Trồng tái canh cà phê vối” hỗ trợ 5.025 cây giống cà phê vối TRS1, 415 cây giống trồng dặm, 345 cây che bóng (sầu riêng, bơ) và 50% kinh phí mua vật tư, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho 13 hộ dân thuộc các thôn Klâu Ngol Zố, Plei Lay, Plei Druân, Nghĩa An và Plei Sar của xã Ia Chim.

Là một trong các hộ dân tham gia mô hình, anh A Thin - thôn Klâu Ngol Zố phấn khởi chia sẻ: Tham gia mô hình, ngoài được hỗ trợ cây giống và phân bón, bản thân còn có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật tái canh cà phê vối do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức. Trong quá trình trồng và chăm sóc diện tích cà phê tái canh, tôi còn được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Hội Nông dân xã đến hướng dẫn tận tình và thường xuyên. Nhờ vậy, sau hơn 3 tháng từ khi trồng, diện tích 0,3ha tái canh cà phê vối của gia đình sinh trưởng và phát triển tốt.

Kiểm tra mô hình tái canh cà phê vối của hộ dân ở thôn Nghĩa An. Ảnh: ĐT  

 

Ông Lê Thế Trình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Chim cho biết, thực hiện mô hình “Trồng tái canh cà phê vối”, Hội Nông dân xã tổ chức bình xét và chọn 13 hộ dân đáp ứng đầy đủ các điều kiện về diện tích đất và nguồn nước để trồng tái canh cây cà phê vối ở 5/11 thôn của xã. Hầu hết các hộ tham gia chương trình đều thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn kỹ thuật. Sau thời gian triển khai trồng và chăm sóc, hiện tại, cây cà phê sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống sau trồng dặm đạt trên 96%.

Từ khi triển khai mô hình đã có nhiều hộ nông dân đến các hộ này để tham quan, học hỏi kinh nghiệm tái canh cà phê vối. Trong số 13 hộ dân tham gia mô hình, có 12 hộ là đồng bào DTTS. Do vậy, mô hình không chỉ giúp bà con vùng khó khăn nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp mà về lâu dài còn giúp kỹ thuật tái canh cà phê vối được phổ biến và nhân rộng khắp địa bàn xã Ia Chim, nhất là các hộ đồng bào DTTS tại chỗ.

Ông Nguyễn Tấn Lực cho hay, về kỹ thuật tái canh cà phê vối, bà con cần lưu ý một số điểm sau, không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá nặng, thối rễ do tuyến trùng và nấm trong đất gây hại nặng; đối với trường hợp này cần chuyển đổi sang cây trồng khác.

Làm đất ngay sau khi kết thúc mùa mưa, trong quá trình cày đất phải thu gom, nhặt rễ cây cũ thật kỹ sau đó đem đốt để tiêu huỷ nguồn bệnh.

Quá trình làm đất, cày, trộn vôi, phơi đất phải thực hiện ít nhất trong 2 tháng trước khi đào hố trồng.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây cà phê vối. Ảnh: ĐT

 

Đào hố với khoảng cách 3x3m, kích thước 80x80x80cm. Bón lót theo lượng: 18 kg phân chuồng  + 1 kg vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố. Nếu không có đủ phân chuồng, bón theo lượng: 10 kg phân chuồng + 3 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học + 1 kg vôi + 0,5 kg lân nung chảy/hố.

Khi trồng bà con nhớ xé bầu cẩn thận, tránh làm vỡ bầu đất, đặt bầu vào hố, để cho mặt bầu thấp hơn mặt đất 10 - 15 cm (trồng âm), lấp đất và nén chặt đất xung quanh bầu.

Đối với cây che bóng trồng với khoảng cách 12x12m, 2 - 3 hàng cà phê trồng 1 hàng cây chắn gió và trồng cây xen giữa 2 hàng cà phê.

Quá trình chăm sóc, bón phân, phương pháp tưới nước, tạo hình cắt tỉa cành phải thực hiện đúng theo kỹ thuật. Bà con cũng cần chú ý nắm vững các triệu chứng và cách phòng trừ sâu bệnh hay gặp.

Nên thu hoạch cà phê sau 24 tháng trồng tái canh. Quá trình thu hái, loại bỏ tạp chất, đóng bao, cách vận chuyển, lưu trữ và bảo quản cà phê cũng phải thực hiện cẩn thận và đúng phương pháp để đạt chất lượng cao nhất.                     

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Thâm canh cây mít Thái - Hướng đi giúp nông dân phát triển kinh tế
  • Triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cà phê tại xã Ia Chim
  • Để việc nuôi trâu đem lại hiệu quả
  • Để trồng nghệ đạt năng suất cao
  • Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh
  • Chuyên canh cà phê vối TRS1
  • Nâng cao thu nhập từ mô hình nuôi vỗ béo bò
  • Để trồng cà phê chè hiệu quả
  • Bảo vệ gia súc trong mùa giá rét
  • Để trồng mỳ trên đất ruộng hiệu quả
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • “Đất lành chim đậu”
  • Sa Thầy: Chuẩn bị tốt cho công tác bầu cử
  • PRUDENTIAL RA MẮT GIẢI PHÁP BẢO HIỂM TRỰC TUYẾN “PRU-VUI SỐNG”
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong
  • Bộ CHQS tỉnh: Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
  • Tặng quà, chúc Tết lực lượng bảo vệ biên giới của Lào và Campuchia
  • Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Nghĩa tình nơi biên cương
  • Chinh phục đông trùng hạ thảo
  • Nhịp cầu vượt sông
  • Bãi cát “giải nhiệt” dưới chân cầu Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
  • Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
  • Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng
  • Nghệ nhân Y Hướt với tình yêu thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by