Quảng cáo, rao vặt dán ở bờ tường, cột điện, trên cây... là vấn đề tồn tại khá lâu và ngày càng có chiều hướng gia tăng, làm mất mỹ quan đô thị, gây bức xúc trong dân. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được lực lượng chức năng xử lý triệt để...
Thời gian gần đây, nhiều người dân ở huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi đổ xô vào vườn quốc gia Chư Mom Ray chặt cây lồ ô đem bán cho các thương lái. Chính vì cái lợi trước mắt mà họ sẵn sàng tàn phá cây lồ ô một cách không thương tiếc…
Trong một buổi chiều se lạnh, dẫn mấy người bạn từ đồng bằng lên lang thang ngắm cảnh cầu treo Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), tôi đã được nghe ca khúc phát ra từ chiếc điện thoại di động của bạn. Chiều trên cầu treo Kon Klor gợi cho chúng tôi bao cảm xúc dạt dào…
Đêm xuống khi mọi người chìm dần vào giấc ngủ, ông Nguyễn Văn Tâm (trú tại phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) vẫn miệt mài len lỏi qua từng góc phố, ngõ hẹp rao bán bánh giò. Chiếc xe đạp cũ kĩ chở những chiếc bánh giò nóng hổi ấy đã từng ngày nâng bước đưa 4 người con của ông ăn học thành tài.
Sống ảo, mê mẩn, đắm chìm trong thế giới ảo là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm”, nhưng vẫn phải nói bởi thời gian gần đây hệ luỵ từ thế giới ảo xảy ra rất nhiều. Thế giới ảo không chỉ gây nghiện cho người dùng, mà còn đẩy nhiều người vào lối sống xa rời thực tế, ảo tưởng, mất kiểm soát hành vi bản thân...
Bước ra từ gian bếp đơn sơ ở thị trấn nhỏ Sa Thầy để hòa vào nỗi bận bịu bếp núc của những người trẻ đã “trót mang lấy nghiệp vào thân”, điều mà Nguyễn Đức Hoàng đã học được từ chính cha mình từ khi còn nhỏ là làm gì cũng phải cố gắng làm đến nơi đến chốn bằng cái tâm của mình.
Vùng chuyên canh cà phê Đăk Hà đang tất bật bước vào vụ thu hoạch mới, cũng là lúc chủ vườn vào mùa…canh trộm. Những ngày này, đi qua những vườn cây trĩu quả đã chín ửng ở Đăk La, Hà Mòn, thị trấn Đăk Hà, Đăk Mar hay những xã sâu hơn như Ngọc Wang, Đăk Ngọk, bất cứ thời điểm nào cũng thấy thấp thoáng bóng người. Ấy là người bảo vệ vườn cây...
Trong những năm qua, huyện Đăk Glei quyết liệt truy quét nạn khai thác vàng trái phép. Thế nhưng, cuộc chiến chống “vàng tặc” trên địa bàn Đăk Glei giờ đây vẫn đầy cam go; giải quyết dứt điểm vấn nạn này vẫn là "bài toán khó" mà chính quyền cơ sở và ngành chức năng đang loay hoay…
Chặt ngọn, cưa cành, cắt rễ, đổ nước muối, đóng đinh, và phổ biến nhất là lột hết vỏ quanh gốc cây là những cách mà một số người đang “đối xử” với cây xanh ở thành phố Kon Tum. Nhiều cây đã bị “bức tử” bởi những cách như vậy...
Cá chuồn thịt trắng, thơm và ngọt, nấu với măng le, nêm cho đậm đà một chút, có cà chua, ớt đỏ phi lên cho nước dùng óng ánh tươi, trên rắc tiêu, hành cho thơm thì đúng là hết chỗ chê, bao nhiêu cái ngọt, cái béo của cá thấm vào măng, ăn cứ ngọt lừ...
Thời gian gần đây, trên các ngả đường của thành phố Kon Tum xuất hiện rất nhiều mẩu quảng cáo cho vay trả góp, vay tín chấp với thủ tục vô cùng đơn giản, điều kiện vay dễ dàng. Thế nhưng, trên thực tế, hình thức cho vay nóng, giải ngân nhanh này thực chất là những cái bẫy tín dụng đen với lãi suất khủng…
Nhiều năm qua, tình trạng sạt lở dọc sông Đăk SNghé, Đăk Pne, Đăk Bla (đoạn hợp lưu của 2 con sông Đăk Snghé và Đăk Pne) quanh Trung tâm hành chính huyện Kon Rẫy ngày một nghiêm trọng. Nhiều đoạn, dòng sông gặm nhấm từng ngày khiến tình trạng sạt lở không dừng, mọi nỗ lực của chính quyền, người dân nhằm giành từng mảnh đất gần như bế tắc.
Trên địa bàn xã Ya Xiêr có nhiều khu rừng mồ mả, nhiều người vẫn quen gọi là rừng ma nằm rải rác, đây là nơi đồng bào Gia Rai chôn cất người chết. Thường bị bỏ mặc sau lễ bỏ mả, những ngôi mộ nơi đây bị cây cối mọc um tùm bao quanh, tạo nên một bầu không khí u linh, rờn rợn.
Gần đây, tại thành phố Kon Tum xuất hiện nhiều quán “cà phê ghi-ta”. Với không gian ấm cúng, cà phê ghi-ta đang cuốn hút nhiều người bởi nơi đây đã giúp họ thỏa mãn phần nào niềm đam mê ca hát…
Dẫu biết dầu ăn chiên đi chiên lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thế nhưng, vì lợi nhuận, nhiều hàng quán trên địa bàn tỉnh vẫn “tái chế” để chế biến thức ăn bán cho khách.
Xuất hiện trên địa bàn tỉnh không lâu nhưng các quán cà phê xay tại chỗ đã trở thành điểm đến của nhiều người. Đơn giản, bởi ở đó, mỗi người sẽ được thưởng thức một ly cà phê nguyên chất an toàn, đậm đà hương vị.
Vịn vào giấc mơ rồi cả cầu cơ, xin thầy bói… nhưng những người chơi đề đa số đều rơi vào cảnh “thua là chính”. Càng đánh càng thua, nhiều người như con thiêu thân lao vào “vòng xoáy lô đề” để nhận lại kết cục: khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà…
Kon Tum là tỉnh lẻ nhưng cũng có tới hàng chục khu nhà trọ cho sinh viên, cho công nhân, người làm công xa nhà thuê. Hiện nay, việc cho thuê nhà trọ đang là hướng kinh doanh thu hút được sự quan tâm của nhiều người có nhà, có đất bởi mức độ rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao và mang lại nguồn lợi nhuận ổn định.
Gần 2 tháng trở lại đây, nhiều người dân sống trên địa bàn xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) kéo nhau ra các bờ sông, bờ suối, vào các bụi rậm để tìm nhổ một loại cây gọi là cây "chữa ung thư” hoặc cây "chữa bách bệnh” (theo lời đồn thổi của một số thương lái đến gom mua chứ thật ra họ cũng không biết là cây gì), sau đó đem về chặt nhỏ, phơi khô và bán cho các thương lái…
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.