Cá Koi (Nishikigoi hay cá chép Nhật) là giống cá được nuôi làm cảnh nổi tiếng với bề ngoài có nhiều màu sắc rực rỡ, bản tính gần gũi với con người và rất thông minh. Những năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh, số lượng người nuôi giống cá này bắt đầu tăng dần. Nắm bắt được xu thế đó, anh Lưu Thanh Việt (31 tuổi) ở phường Trường Chinh đầu tư kinh phí, mua những dòng cá Koi chất lượng cao về nuôi để cung cấp cho khách.
Chúng tôi lên điểm cao Sạc Ly vào một ngày cuối năm. Đỉnh đồi vẫn trơ trọi, hoang hoải trong gió ngàn. Gần nửa thế kỷ trôi qua, gió mây vẫn rì rầm hát mãi khúc tráng ca về những ngày khói lửa, mất mát nhưng oai hùng.
Bằng sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của mình, bà Y Banh (53 tuổi, dân tộc Ba Na) ở làng Kon Tum Kơ Nâm, phường Thống Nhất, (thành phố Kon Tum) đã tạo ra nhiều sản phẩm được làm từ thổ cẩm có thiết kế đẹp mắt và hiện đại, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Gần Tết, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi, xảo quyệt để nhập lậu, tuồn pháo vào thị trường, thu lợi nhuận. Tuy nhiên, với các biện pháp nghiệp vụ, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y phối hợp với các lực lượng chức năng đánh sập mọi thủ đoạn, hành vi của các đối tượng để mùa xuân mới bình yên.
Vẫn con đường Tỉnh lộ 673 năm xưa nối đường Hồ Chí Minh đoạn từ thị trấn Đăk Glei vào các xã phía Bắc của huyện Đăk Glei, nhưng hôm nay lại gồ ghề đất đá, có đoạn sạt lở làm 1/3 mặt đường bị khoét sâu nên chiếc xe Fortuner chở chúng tôi trở lại xã Xốp phải “đánh vật”, không êm ái như mọi khi. Tuy nhiên, khi nhìn diện mạo các thôn làng ở vùng đất cách mạng năm xưa và làm việc với cán bộ xã, tôi lại thấy ngời lên sức sống mới.
Cơn bão số 9 vừa qua đã làm 6 chiếc cầu treo trên địa bàn huyện Ngọc Hồi bị nước lũ cuốn trôi. Để thuận tiện cho việc đi lại, đặc biệt là đỡ phải đi đường vòng xa, gần một tháng qua, người dân các thôn trên địa bàn 2 xã Đăk Nông và Đăk Ang đã góp tiền lắp dây cáp và mua ròng rọc liều mình đu dây qua sông Pô Cô để đi lại và vận chuyển nông sản.
Ngày nào cũng vậy, những đứa trẻ lớp 3 đến lớp 5 ở làng Kon Pia phải vượt qua 4 quả đồi với quãng đường gần 7 km từ làng đến trường. Dù khó khăn, những đứa trẻ nơi đây vẫn quyết tâm để tìm học con chữ, nuôi giấc mơ cho tương lai.
Dù có những lợi thế nhất định so với xe ôm truyền thống, thế nhưng dịch vụ vận chuyển Grab vẫn đang nhọc nhằn tìm chỗ đứng tại Kon Tum. Cùng với đó là những vất vả, lo lắng của những xe ôm công nghệ về một tương lai đầy long đong.
Theo thống kê của Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ Kon Tum, do ảnh hưởng của cơn bão số 12, trên tuyến đường Trường Sơn Đông qua địa bàn huyện Kon Plông (dài hơn 60km) xuất hiện hơn 50 điểm sạt lở, trong đó có hơn 20 điểm sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, tại km 202+100 là điểm sạt nặng nhất với nhiều tảng đá lớn từ đỉnh đồi sạt xuống làm gãy và chắn ngang đường khiến mọi phương tiện không thể lưu thông.
Từ ông chủ 8ha cà phê xen canh sầu riêng đang có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm ở huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông), năm 2017, anh Nguyễn Viết Tiến (36 tuổi) vẫn quyết định rời quê khăn gói đến huyện Kon Plông để sản xuất và kinh doanh cây dược liệu. Sau hơn 3 năm gắn bó ở vùng đất mới, anh Tiến đã gặt hái được những thành công bước đầu và giúp nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS nơi đây có nguồn thu nhập ổn định.
Lâu nay, người dân xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) thường giỏi thâm canh lúa và là nơi đi đầu trong việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất ở địa phương. Từ thực tiễn và trước yêu cầu đặt ra trong sản xuất, UBND xã Đoàn Kết quan tâm và tạo điều kiện cho Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp (SX&DVNN) Đoàn Kết xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao, sạch vì sức khỏe cộng đồng.
Ngay khi cầu sắt trên tuyến đường DH22 nối thị trấn Đăk Rve với xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) bị nước lũ cuốn trôi, Công an tỉnh khẩn trương vận chuyển ca nô đến khu vực cầu để hỗ trợ người dân trên địa bàn đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết nhằm bảo đảm cuộc sống của nhân dân nơi đây.
Trong ngày 28/10, bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình trên, các lực lượng thanh niên xung kích đã kịp thời phối hợp với lực lượng chức năng, công an, bộ đội… hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho người dân.
Những tưởng Y Julie (làng Kon Drei, xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) không thể có cơ hội học tập bởi ngay từ khi sinh ra em đã không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, bị khuyết tật cả 2 tay. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, Y Julie đã mạnh mẽ, nghị lực vươn lên trở thành người đầu tiên trong ngôi làng vùng ven thành phố đỗ 3 trường đại học.
Để có chỗ làm nơi sinh hoạt cộng đồng và quan trọng hơn là để giữ gìn văn hóa truyền thống cho làng sau khi nhà rông cũ đã xuống cấp, bà con dân làng Tê Rông 2 (xã Văn Lem, huyện Đăk Tô) quyết tâm dựng lại nhà rông mới.
Sinh ra trong một gia đình Xơ Đăng có truyền thống ủ rượu ghè, nhưng chị Y Phương (35 tuổi) ở thôn Năng Nhỏ 2, xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông) lại tìm hướng đi mới cho nghề làm rượu của gia đình. Với việc sử dụng hạt ngũ vị tử ngâm rượu, chị đã xây dựng được thương hiệu rượu mang chính tên mình.
Vượt qua những khó khăn và cả những lần thất bại, các chuyên viên kỹ thuật ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen, huyện Kon Plông đã và đang sản xuất thành công những cây giống, hạt giống có giá thành rẻ, đạt chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Vào một ngày đẹp trời tháng 9 vừa qua, chúng tôi đã thực hiện cuộc hành trình để khám phá miền biên viễn Ia H’Drai- mảnh đất có 3 nhà máy thủy điện và có thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.