Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật hoặc mở lớp đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe ở vùng sâu, vùng nông thôn là điều cần thiết.
Qua phân tích của cơ quan chức năng, phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều do chủ quan của người tham gia giao thông, mà đặc biệt là người điều khiển phương tiện và nguyên nhân sâu xa có yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu, bia, chạy quá tốc độ quy định, không làm chủ tay lái…
Vào khoảng 16h30 phút, ngày 25/10, tại km30+200 tỉnh lộ 675 thuộc địa phận thôn Nhơn Khánh, xã Sa Nhơn (huyện Sa Thầy) một chiếc xe tải bất ngờ mất lái lao xuống ruộng.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng hơn 6h sáng 25/10 trên đường Nơ Trang Long (thuộc phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum), làm 1 người chết và 2 người bị thương.
Hàng chục chiếc gương cầu lồi trên đường đèo Măng Đen được sửa chữa, thay thế chưa lâu thì lại xuất hiện tình trạng bị phá, đập, gây khó khăn cho người điều khiển phương tiện giao thông trong việc quan sát…
Chiều 16/10, thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) cho biết, cơ quan công an đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) làm 2 người tử vong.
Giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền là việc làm mà ngành chức năng tỉnh đang tích cực triển khai. Chính điều này đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ…
Ngày 2/10, thiếu tá Hoàng Anh Tâm - Trạm trưởng Trạm Cảnh sát Giao thông Ngọc Hồi (Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh) cho biết, Công an huyện Đăk Tô đang tích cực điều tra cụ thể nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều tối 1/10 trên đường Hồ Chí Minh tại xã Tân Cảnh làm một người tử vong tại chỗ.
Khoảng hơn 10h sáng 30/9, tại ngã ba B15- đường Phạm Văn Đồng thuộc tổ 1 phường Lê Lợi (thành phố Kon Tum) xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 2 người bị trọng thương.
Là khẳng định của UBND thành phố Kon Tum trước phàn nàn của không ít người dân rằng nạn lấn chiếm vỉa hè ở một số tuyến đường chưa được xử lý nghiêm túc bởi có những “vùng cấm” trên vỉa hè...
Sau gần 1 tháng bị tuột dây cáp khiến mặt cầu Tà Pook nghiêng lệch hẳn một bên, gây nguy hiểm cho người khi qua cầu, dân làng Tà Pook đã tự khắc phục tạm để đi lại...
Ngày 25/9, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra hiện trạng cầu treo tại thôn 9 và thôn 13, xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà. Cùng tham gia có đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Đăk Hà.
Ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà), trong số 4 cây cầu treo bắc qua sông Đăk Psi thì có 2 cầu đã bị hư hỏng nặng, cần sớm được sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân khi vượt sông đến khu sản xuất...
Sau khi Báo Kon Tum có bài “Cần khắc phục ngay cung đường tử thần trên đường Hồ Chí Minh”, phản ánh tình trạng mất an toàn giao thông đoạn qua thôn 11 xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà), đơn vị chức năng đã tiến hành khắc phục tạm thời bằng cách cắm biển cảnh báo ở 2 đầu đoạn đường và biển hạn chế tốc độ cho phép không quá 60 km/h.
Chỉ sau ít ngày bị lực lượng chức năng cưỡng chế tháo dỡ, khung sắt gắn lưới B40 của hiệu buôn Như Thủy (số 132, đường Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng) lại xuất hiện, chắn ngang vỉa hè, khiến người đi bộ qua đây phải đi xuống lòng đường.
Ngày 14/9, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) tổ chức Hội thi các Đội tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông tỉnh Kon Tum lần thứ III/2017.
Dẫu cuộc sống đổi thay, nhưng bà Y Khen và bà Y Doa (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) vẫn bền bỉ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từng đường thoi, sợi chỉ của các bà không chỉ kết nên tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và niềm tự hào của dân tộc.