Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tạo đồng thuận của xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý, điều hành của chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương xây dựng tỉnh ngày càng phát triển bền vững.
Điểm trường H’Nor (Trường Tiểu học xã Đoàn Kết) nằm trên tuyến đường chính của làng H’Nor (thôn 8, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum). Gần đó có con suối chảy ngang qua đường, cứ sau mỗi trận mưa lớn, nước suối dâng, chảy mạnh, tràn qua đường gây nguy hiểm cho người qua lại, nhất là đối với các em học sinh của trường.
Sáng 13/11, tại Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp Học viện Hành chính quốc gia Phân hiệu khu vực Tây Nguyên tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).
Mỗi khi đến mùa thu hoạch lúa là không ít đoạn đường ở thành phố Kon Tum lại bị “biến” thành sân phơi lúa, rơm rạ, vừa mất mỹ quan đường phố vừa tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Ngày 12/11, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, Hội LHPN tỉnh phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề với chủ đề “Kiến thức chăm sóc sức khỏe vị thành niên; phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng” cho hơn 500 em học sinh.
Nhằm hỗ trợ hội viên có thêm điều kiện phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện Kon Plông đã khuyến khích và tiếp nhận đăng ký nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của hội viên, qua đó, giúp các chị tự tin hơn trong việc hiện thực hóa ý tưởng sản xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội.
Chiều 11/11, Chi hội Kiến trúc sư tỉnh Kon Tum tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 2023-2028). Tham dự Đại hội có lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Nếu như trước đây nhiều người nghèo trình bày đủ mọi lý do để được làm hộ nghèo thì những năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã có những hộ nghèo tình nguyện viết đơn xin được thoát nghèo. Sự thay đổi trước hết từ trong nhận thức của chính hộ nghèo là bước chuyển biến quan trọng, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo đi vào chiều sâu và ngày càng bền vững.
Chiều 10/11, Báo Kon Tum tổ chức Hội nghị cộng tác viên (CTV) năm 2023. Tham dự Hội nghị có gần 50 CTV thường xuyên đến từ các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố trong tỉnh.
Tháng 2/2023, Báo Kon Tum bắt đầu xuất bản nhật báo, tăng trang ấn phẩm Kon Tum Cuối Tuần và tăng kỳ xuất bản báo ảnh dành cho đồng bào DTTS. Trong lúc gặp không ít khó khăn về nhân lực, Báo Kon Tum đã đề ra một số giải pháp tăng cường củng cố, xây dựng đội ngũ cộng tác viên (CTV), góp phần triển khai thực hiện Đề án phát triển Báo Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025 (viết tắt là Đề án), trong 3 năm qua (2021-2023), cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các ban, ngành, đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nên tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh giảm thiểu đáng kể.
Thời gian qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Qua đó, đội ngũ cán bộ giảm nghèo góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, đóng góp vào thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Một bé trai 10 tuổi bị viêm phúc mạc ruột thừa và sốc sốt xuất huyết Dengue vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh cứu sống. Theo y khoa, tỷ lệ cùng lúc mắc 2 căn bệnh trên là rất thấp và tiên lượng rất nặng.
Thời gian qua, UBND huyện Đăk Glei luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động ở nông thôn qua đào tạo nghề, tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện nay, trong những khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy) có nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe, được nhiều người dân ở các thôn, làng vùng đồng bào DTTS biết đến và thường tìm hái về để làm thuốc chữa bệnh cho gia đình. Để nguồn thảo dược này phát triển bền vững, người dân ở các thôn, làng cùng bảo ban nhau khai thác có chọn lựa nhằm duy trì nguồn thảo dược trong tự nhiên và tích cực tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
Sau 2 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), huyện Kon Rẫy đã lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Trường học là nơi “trồng người”, như vậy, ở trường giáo viên không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người, gieo hạt và vun trồng “đức”. Nhưng một thực tế đáng lo ngại là không ít giáo viên… sợ phụ huynh, vì nhiều nguyên nhân.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.