Ai từng đi qua những vùng đất lịch sử của Kon Tum - những vùng đất, những di tích ghi dấu chiến công kiên cường, ghi dấu tinh thần quả cảm của bao nhiêu chiến sĩ - đều tự dặn lòng mình nhẹ bước. Nhẹ bước, để lắng nghe rõ hơn những cơn gió rầm rì kể chuyện xưa, để gửi vào đất trời muôn vạn tấm lòng tri ân, thương nhớ.
Cả một năm bận bịu công việc, hoặc nhiều lý do khác nên khó có thể thăm hỏi nhau, vì vậy mà dịp Tết đến Xuân về, ai cũng muốn gặp gỡ, tay bắt mặt mừng, chúc tụng nhau mọi điều tốt đẹp.
Sáng mùng một Tết, thay vì đóng cửa ở trong nhà, người dân ở Kon Tum lại nườm nượp tìm về các nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa trang nhân dân để thắp những nén nhang tưởng nhớ người đã khuất.
Trong 12 con giáp, Thìn - con rồng là linh vật duy nhất không có thật, nhưng hình ảnh rồng gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Rồng xuất hiện trong truyền thuyết, truyện cổ tích, trong các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa…
Những niềm vui, phút giây ấm cúng quây quần bên mâm cơm gia đình, rồi cả những lời chúc may mắn đầu năm - Đấy là những gì mà mọi người dân Việt mong ước trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, đối với những người xa xứ, nét đẹp của phong tục cổ truyền ấy vô hình trung đã trở thành nỗi nhớ về gia đình, người thân da diết. Họ đau đáu hướng về quê hương khi phải đón Tết nơi “trời Tây” đất khách quê người.
Những ngày này, chợ đã khác ngày thường. Chộn rộn, tấp nập hơn. Hàng hóa dồn về nhiều, sắc màu rực rỡ hơn. Người đi chợ cũng có vẻ vội vàng, nhưng lại mua sắm nhiều hơn. Đó là vì chợ đã vào Tết.
Tết, lễ hội Xuân là thời điểm nhu cầu giao lưu, đi lại của người dân tăng cao, kéo theo đó là những nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, việc tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự và chủ động phòng, chống dịch bệnh là điều quan trọng để bảo đảm đón Tết an toàn.
Hàng trăm học sinh của Trường Tiểu học số 2 thị trấn Plei Kần và Trường TH-THCS Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) hứng thú khi được trải nghiệm Ngày hội Bánh chưng xanh gắn với phục dựng Lễ “Ou đrôh kleang đeak” (Mừng nước về làng) của đồng bào Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tổ chức tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi.
Thời trẻ, họ là những người năng động, tiên phong trong mọi lĩnh vực. Về già, họ trở thành những người uy tín đầy quyền uy trong lòng của người dân. Đó là câu chuyện của những nữ “thủ lĩnh” như Y Hlạng và Y Pan, họ là những tấm gương sáng được người dân kính trọng, thế hệ trẻ noi theo.
Ngày 7/2, tại UBND huyện Đăk Tô, Đoàn cán bộ cấp cao huyện Xaysettha, tỉnh Attapư (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do đồng chí Si Lay Sa Veng Sut - Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Chính quyền huyện Saysettha làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cán bộ và nhân dân huyện Đăk Tô.
Nhiều năm qua, mỗi dịp Tết đến Xuân về, UBND phường Trường Chinh đều được UBND thành phố Kon Tum giao nhiệm vụ tổ chức Hội chợ hoa xuân. Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Hội chợ hoa xuân được UBND phường Trường Chinh tổ chức tại địa điểm mới, quy tụ hàng trăm gian hàng kinh doanh sản phẩm Tết, thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.
Mỗi người đều từng sa ngã, nhưng hiện họ cùng chung một lối hướng thiện. Họ không ngần ngại kể về những lỗi lầm của mình bởi xem đây là bài học đắt giá. Và sự khoan hồng, quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự sâu sát của các cấp, các ngành, cộng đồng đã dang rộng vòng tay chào đón họ trở về địa phương làm lại cuộc đời.
Tuổi thơ của tôi là một chuỗi ngày tươi đẹp với nhiều kỷ niệm, vui nhiều hơn buồn. Kỷ niệm sâu đậm nhất là những đêm trăng thanh gió mát, nằm trong nhà rông cao vút, được nghe nghệ nhân kể những câu chuyện thần thoại, truyện cười dân gian, truyện cổ tích hoặc hát kể chuyện sử thi Dăm Giông.
Hiện nay, thành phố Kon Tum cơ bản đã hoàn thành trang trí hoa Tết, chỉnh trang đô thị, tạo diện mạo mới với nhiều điểm nhấn ấn tượng để phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí cho nhân dân và du khách đến thành phố Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Sáng 6/2, tại phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với đơn vị STORII và VIETVISION tổ chức Chương trình “Cùng giữ mùa xuân” trao quà cho các hộ khó khăn vui Xuân đón Tết Giáp Thìn 2024.
Sáng 6/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức Lễ Chào cờ chủ quyền quốc gia tại cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Dự Lễ có các đồng chí: Đại tá Lê Quốc Việt – Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh; Đại tá Lê Minh Chính - Chính ủy BĐBP tỉnh; cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bờ Y; lãnh đạo huyện Ngọc Hồi.
Những năm qua, việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho bà con đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, giúp người dân ổn định đời sống, sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Ai đó nói giờ chủ yếu chơi tết chứ không phải ăn tết như xưa. Nhưng nói là nói vậy, gì thì gì 3 ngày tết cũng phải có món này món nọ cho ra tết. Có điều, khi xu hướng “ăn tết sạch” lên ngôi, thì việc chọn thực phẩm ngày tết lại trở về như thời “xưa cũ”.
Ngày 5/2, đại diện Báo SGGP phối hợp với UBND huyện Kon Rẫy tiến hành trao 23 triệu đồng bạn đọc hỗ trợ cho 3 anh em A Lương, A La, Y Lá (xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy). Đây là 3 trường hợp mồ côi, bố mẹ đã mất, 3 anh em sống với ông nội già yếu hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Từ lâu đời, dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các DTTS vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trước nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống trong nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang được chính quyền địa phương, cộng đồng các dân tộc chung tay, nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy.