Tôi hăm hở lên thôn 9, xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai), trong đầu ấp ủ kế hoạch viết về những ngôi nhà đại đoàn kết vững chãi, được xây nên từ tinh thần trách nhiệm, chia sẻ khó khăn với người nghèo của các nhà tài trợ. Nhưng đến nơi rồi, tôi nhận ra rằng, đằng sau ngôi nhà mới quét vôi trắng nằm ven đồi kia là câu chuyện ấm tình người nơi biên cương...
Tại buổi họp báo công bố đề án tuyển sinh chính quy vào tối 29/3, đại diện Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum cho biết, năm 2017 đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai tuyển sinh 770 chỉ tiêu (trong đó, hệ đại học chính quy 740 chỉ tiêu và liên thông chính quy 30 chỉ tiêu).
Với mỗi thôn, làng của đồng bào DTTS ở Kon Tum, già làng là đại diện tiêu biểu cho cộng đồng dân cư giải quyết các công việc, là trung tâm đoàn kết. Với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, già làng và người có uy tín là “cầu nối” quan trọng trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước...
Cho dù đã có vài cơn mưa sớm, song từ cuối tháng 3, cao điểm mùa nước cạn, bọn trẻ trong làng lại được dịp tha hồ lội suối, bơi sông. Thỏa thuê đùa giỡn, nghịch ngợm... chẳng ngờ, bao rủi ro, tai ương đang rình rập...
Ngày 27/3, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Thành ủy - HĐND - UBND -UBMTTQ Việt Nam thành phố KonTum long trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng các liệt sĩ đã hy sinh trên địa bàn thành phố KonTum trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, làm giàu chính đáng là một trong những phong trào lớn của Trung ương Đoàn đã và đang được Huyện đoàn Kon Rẫy phát huy có hiệu quả. Cũng từ đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Để động viên tinh thần già làng, người có uy tín, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS (Quyết định 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định 56/2013/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 18) thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ già làng, thôn trưởng, người có uy tín...
Hiện nay, huyện Đăk Glei có 9/12 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Để đạt được kết quả này, thời gian qua các xã, thị trấn đã phối hợp với ngành Y tế rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng của từng trạm y tế, từ đó xem xét tiêu chí nào còn thiếu để tập trung thực hiện đảm bảo phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017 với thông điệp “Tắt đèn, bật tương lai”, đúng 20h30’ ngày 25/3, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc tắt giảm các đèn chiếu sáng và thiết bị điện ít cần thiết trong vòng một giờ đồng hồ.
Những ngày này, cách đây 49 năm, vùng đất Chư Tan Kra - cái tên nghe nhẹ nhàng như một điệu hát của núi rừng, từng là chiến trường ác liệt bậc nhất trong mùa xuân năm 1968. Nơi đây, tuổi trẻ và máu xương của những người con Thủ đô Hà Nội đã nằm lại cho Tổ quốc quyết sinh. Mảnh đất này là nhân chứng sâu sắc và mãnh liệt nhất về sức sống, lòng dũng cảm và sự hy sinh vẻ vang vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Ngày 25/3, Sở Công thương phối hợp với Công ty Điện lực Kon Tum và Tỉnh đoàn tổ chức phát động sự kiện đạp xe hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017 với chủ đề “Tắt đèn, bật tương lai”.
Ngày 5/3/2017, Bộ Công thương chính thức phát động chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017 tại Việt Nam với thông điệp “Tắt đèn, bật tương lai”, sự kiện chính là cả nước sẽ đồng loạt tắt đèn trong vòng 1 giờ từ 20h30’ đến 21h30’ thứ Bảy ngày 25/3.
Chiều 23/3, tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Văn Xuôi (xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức chương trình “Bưu điện Việt Nam cùng em đến trường” tặng quà cho các em học sinh trên địa bàn xã.
Sáng 23/3, Cục 11- Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) tổ chức khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình cựu chiến binh Hà Văn Quảng, tại số 8 đường Huỳnh Đăng Thơ, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum.
Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1.700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực nên rất cần nguồn lao động lành nghề. Cũng có doanh nghiệp đã đề xuất liên kết với địa phương, cơ quan quản lý lao động về đào tạo nghề theo công việc cần sử dụng lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên lao động được đào tạo, hoặc đào tạo lại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Lớp học với mục đích vừa giúp bà con giữ lại nghề truyền thống đồng thời giúp người dân tự tạo việc làm, kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng, điều đáng nói, sau khóa học, hầu hết các học viên không tự sống được với nghề.
Trải qua 15 năm kể từ ngày thành lập lại huyện đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kon Plông đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, từng bước đưa huyện nhà ngày càng đổi mới.
Đào tạo nghề phi nông nghiệp được xem là bước ngoặt, mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới, góp phần giải bài toán tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Thế nhưng, việc đào tạo nghề phi nông nghiệp vẫn gặp khó khăn cả về lượng và chất, còn nhiều “nút thắt” chưa được tháo gỡ.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.