Không chỉ là vùng đất hấp dẫn đối với du khách thập phương đến để tham quan du lịch, tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của địa phương, Ngọc Hồi còn có “sức mời gọi” các nhà đầu tư đến khai thác tiềm năng, đem lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế. Có được điều đó là bởi những lợi thế địa lý của vùng đất án ngữ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi “một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe”...
Để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum đã mời nghệ nhân về truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho các em học sinh. Đến nay, một số trường học đã có đội cồng chiêng và múa xoang chuyên biểu diễn trong các ngày lễ trọng đại của nhà trường, của thành phố.
Trong hành trình khám phá vẻ đẹp trên dòng sông Đăk Bla, ngoài những trải nghiệm khi xuôi ngược dòng sông này trên thuyền độc mộc của người Ba Na, du khách còn được cảm nhận nhiều ấn tượng khi thăm những ngôi làng của đồng bào dân tộc thiểu số còn đậm nét xưa; cùng thưởng thức rượu cần, điệu múa xoang truyền thống, nghe những âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã... Trong đó, ngôi làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa) nằm bên cầu treo Kon Klor - cây cầu treo đẹp và dài nhất Tây Nguyên, là điểm đến ấn tượng với du khách...
Nhìn mái nhà rông mới vừa được dựng lại trên một khu đất cao ráo nằm ở giữa làng, già làng A Kle thở phào nhẹ nhõm: Bao đêm không ngủ được, vì cái được xem là văn hóa của làng (tức nhà rông - PV) đã bị mưa bão làm sập. Lo lắng vì dân làng không đủ sức để làm lại nhà rông truyền thống, bởi bây giờ nguyên liệu tự nhiên không dễ để tìm được. Ấy vậy mà, với quyết tâm giữ văn hóa cho làng, nhà rông truyền thống của đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã nhanh chóng được dựng lại…
Xã Hiếu là một trong những xã của huyện Kon Plông dường như còn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc hữu nguyên sinh của Đông Trường Sơn. Khi mùa mưa đi qua, trời hửng nắng, du khách nào có mặt nơi đây những ngày tháng 10 sẽ chìm đắm trong sắc màu xanh trong của chồi non, màu vàng ươm của những bông hoa hoang dại.
Giữa phố thị xô bồ, ồn ào, những quán cà phê mang đậm phong cách xưa cũ, mộc mạc, giản dị lại có sức hút riêng không thể cưỡng lại. Trong không gian đầy cảm xúc, bên ly cà phê sóng sánh, mọi người quay ngược thời gian, sống lại một thời xưa cũ với những kỉ niệm thân thương; cùng chia sẻ những niềm vui, tìm lấy sự bình yên, thoải mái trong tâm hồn.
Vùng đất Măng Đen (Kon Plông)- nơi được mệnh danh là “Đà Lạt 2” của Tây Nguyên, không chỉ hấp dẫn hút khách du lịch thập phương bởi khí hậu trong lành, vẻ đẹp hoang sơ, hữu tình mà còn là mảnh đất đầy triển vọng cho phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao ở Đông Trường Sơn hùng vĩ...
Vượt qua quãng đường khá dài và gập ghềnh, chúng tôi về xã Đăk Blô (huyện Đăk Glei) - vùng đất nổi tiếng với truyền thuyết về núi Nồi Cơm trên dốc Cổng Trời và những nét văn hóa độc đáo mà đồng bào Jẻ sinh sống nơi đây còn gìn giữ.
Nguyễn Thị Anh Mai – một nữ họa sĩ hiếm hoi trong làng họa Kon Tum đã chọn dòng tranh cực thực cho những tác phẩm của mình. Như một cơn gió lạ, tranh của Anh Mai nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và sự đón nhận nồng nhiệt của người yêu tranh.
Rào làng là tập tục lâu đời của đồng bào Xơ Đăng. Ngày nay, ít làng còn duy trì tập tục rào làng, nhưng đây vẫn là một trong những nét độc đáo trong tín ngưỡng tâm linh của người Xơ Đăng.
Cô nhớ Kon Tum, nhớ món phở khô quá. Cô chỉ muốn có dịp quay lại thăm Kon Tum, để cảm nhận những đổi thay của quê hương thứ hai đã thấm đẫm vào cô như máu thịt và còn để được thưởng thức vị beo béo, dai dai của bánh phở khô, vị ngọt dịu thanh thanh của nước dùng… Lời tâm tình của người mấy chục năm gắn bó với Kon Tum nay nghỉ hưu về quê sinh sống đã khiến tôi chợt nghĩ, phở khô Kon Tum - không chỉ là một món ăn…
Với sự cần cù, khéo léo của mình, già làng A Huynh ở làng Kon Slạc, thôn 12, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy đã “thổi hồn” vào mây, tre, nứa để tạo ra những sản phẩm đan lát mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc mình và đầy tiện ích trong cuộc sống.
Từng “vào sinh ra tử” và trưởng thành từ chiến trường Bắc Tây Nguyên - nơi diễn ra các trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ và dù ở bất kỳ cương vị công tác nào hay khi đã nghỉ hưu, Thiếu tướng Đinh Hồng Đe luôn được mọi người tin yêu; bởi ở ông toát vẻ hào sảng, sự giản dị, chân thành. Ông như cây xà nu của núi rừng Tây Nguyên...
Không chỉ đánh cồng chiêng giỏi, già làng A Plung ở làng Kon Kơ La (xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) còn chơi được nhiều nhạc cụ truyền thống như t’rưng, ting ning…. Nặng lòng với việc gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, nhiều năm qua, già A Plung đã ra sức truyền dạy cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống cho dân làng…
Sản xuất lúa nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng và mỗi gia đình đồng bào Xơ Đăng ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Có rất nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời của cây lúa, trong đó tết lúa về kho là một trong những nghi lễ quan trọng vẫn được người dân nơi đây duy trì, gìn giữ.
Về trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, đi qua chiếc cầu dây văng giữa thị trấn yên bình là địa phận thôn 5, chúng tôi ghé vào ngôi nhà đối diện với chiếc cầu này, hỏi thăm bà Y Minh sinh năm 1956, dân tộc Xơ Đăng. Nhắc đến bà, người dân ở đây ai cũng biết bởi bà rất tâm huyết với việc giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.
Đối với đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, giọt nước là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của người dân trong từng làng. Cùng với nhà rông, cồng chiêng, giọt nước tượng trưng cho một góc hồn làng.
Cuộc sống của mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam không thể thiếu những trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ em mà có cả người lớn, nó chứa đựng cả một nền tảng văn hóa dân tộc.
Sau hơn 1 năm nhà rông cũ bị xuống cấp nghiêm trọng, dân làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đã đồng lòng, quyết tâm dựng lại nhà rông mới theo đúng nguyên mẫu nhà rông truyền thống của đồng bào Ba Na.
Làng Jang Roong ẩn mình trong vùng cao nguyên ngát xanh của vùng núi Đăk Cấm - Ngọc Réo có khí hậu trong lành; làng được bao bọc bởi những đồi cà phê, cao su, bời lời bạt ngàn và trảng rừng nguyên sinh mang vẻ đẹp hoang sơ, cuốn hút. Theo tiếng Ba Na, Jang Roong có nghĩa là “Trời nuôi”.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.