Cũng như bao cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số khác trên địa bàn tỉnh, người Ba Na ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) có truyền thống làm rượu ghè. Họ không rõ biết làm ra rượu ghè từ khi nào, chỉ biết rằng từ lâu lắm rồi, tổ tiên, ông bà họ đã biết làm rượu ghè để tế thần linh và cùng nhau thưởng thức. Và, từ lâu nghề nấu rượu ghè trở thành truyền thống nhằm phục vụ đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na nơi đây.
Ai đó đã từng nói, chỉ có thời gian mới giúp cho con người ta cảm nhận rõ hơn mọi thứ xung quanh mình. Với tôi, 12 năm lên “phố núi” Kon Tum công tác, tuy chưa phải là dài nhưng cũng đủ để cảm nhận rõ tình yêu của mình dành cho mảnh đất nơi đây. Tôi yêu đất và người Kon Tum, yêu từng góc phố thân thương, yêu từng con đường “nối phố với rừng” trải đầy hoa nắng…
Bắt đầu tuổi cập kê, những cô gái Rơ Ngao (Ba Na) ở xã Pô Kô, huyện Đăk Tô đã biết vào rừng kiếm củi mang về chất đầu nhà, sau bếp đợi đến khi tìm được ý trung nhân, tổ chức đám cưới sẽ mang tặng mẹ chồng. Không chỉ là sính lễ về nhà chồng, củi hứa hôn còn là thước đo sự giỏi giang, khéo léo và tình yêu dành cho chồng của người con gái.
Trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Kon Plông, cùng với cồng chiêng, múa xoang và các diễn xướng khác, người dân tộc Xơ Đăng và Hrê sinh sống trên địa bàn huyện còn sở hữu nhiều nhạc cụ dân tộc độc đáo được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có của núi rừng. Trong đó, các loại đàn như: Ting ning, brâu, prâng, sáo tà vẩu… đã được người dân chế tác và sử dụng trong đời sống thường nhật phần nào thể hiện được đời sống tinh thần phong phú và sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân.
Tôi trở lại bến Đợi của làng Chờ (xã Ya Ly, huyện Sa Thầy) vào một ngày đầy nắng tháng 3. Bến Đợi là một trong những điểm du lịch của huyện Sa Thầy. Nơi đây, dù chỉ cách trung tâm huyện lỵ Sa Thầy không xa, nhưng do vị trí của làng Chờ nằm riêng về một nhánh đường, nên không gian khá yên tĩnh...
“Vậy là dân làng đã có nhà rông mới. Niềm vui không thể nào diễn tả được. Gần 2 năm nay, kể từ khi nhà rông cũ bị cháy, dân làng ngày đêm thấp thỏm lo âu, sợ mất đi cái hồn cốt của làng khi đêm đêm con trai không được lên nhà rông để ngủ, ngày Tết làng (cuối tháng 2 hàng năm) bà con không có chỗ để đặt lễ vật cúng thần linh, rồi mỗi buổi sinh hoạt hội họp cộng đồng làng bà con không được ngồi dưới mái nhà rông cao vút...” - già làng A Lãi vui mừng trò chuyện với chúng tôi trước khi Lễ khánh thành nhà rông mới của làng bắt đầu.
Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cổ. Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những nét văn hoá độc đáo khác, sản phẩm thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên “hồn cốt” của người Ba Na.
Theo phong tục truyền thống trước đây và bây giờ đã được đưa vào quy ước, hương ước của thôn (làng), cứ đúng ngày 25 tháng 2 hàng năm - thời điểm chuẩn bị bước vào vụ sản xuất rẫy - bà con dân làng Kon Braih (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) lại tổ chức lễ hội Kă Pơ Lêh (tết làng) dưới góc độ cộng đồng làng.
Trước khi cưới, các cô gái phải chuẩn bị hàng trăm bó củi rừng để đưa sang nhà chồng. Họ gọi đó là củi hứa hôn. Đây là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của người Giẻ-Triêng ở vùng biên giới 2 huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Bây giờ, tục này vẫn duy trì...
Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.
“A húuuu!”, già làng Brol Vẻ phun ngụm rượu khắp nhà, cất tiếng hú vang trong tiếng chiêng cồng rộn ràng để “làm phép”, giúp gia chủ rước may mắn, tài lộc. Trong trang phục truyền thống, chủ nhà hân hoan mời già làng thưởng thức thịt chuột, thịt chim rồi đi quanh vòng chiêng xoang, mời mỗi vị khách đến nhà vít rượu cần, ăn những món truyền thống, cùng hân hoan đón mừng năm mới.
Hàng năm, vào dịp cuối năm, khi mùa màng thu hái xong, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội bắc máng nước. Đây là dịp để bà con dân làng cùng tập trung sửa sang lại các máng nước và cúng heo, gà cầu mong Yàng phù hộ cho dân làng có được nguồn nước mát để sinh hoạt hàng ngày và tưới tắm cho ruộng lúa được tốt tươi, mang lại cho bà con cuộc sống ngày một ấm no, sung túc.
Hiện nay ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong các thôn làng đồng bào DTTS đang có nguy cơ mai một. Thế nhưng, tại thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), vào thời điểm nông nhàn, với bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Hà Lăng (Xơ Đăng) ngày ngày vẫn miệt mài bên khung cửi dệt ra những tấm thổ cẩm với sắc màu đẹp tươi...
Nhiều năm nay, già A Phiếu ở làng Rắc, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc Gia Rai mình, đặc biệt là việc đan gùi. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn có cơ hội để nhắc nhở và truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng cùng biết yêu nghề, học nghề và giữ nghề truyền thống mà ông cha mình để lại.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) là vùng đất giàu truyền thống cách mạng; ngườì dân nơi đây sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương. Và, nơi đây trở thành căn cứ địa cách mạng của tỉnh Kon Tum. Hòa bình lập lại, phát huy truyền thống anh hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã Đăk Ui, nhân dân địa phương đoàn kết một lòng, đang nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo và tạo nên những kỳ tích mới trong dựng xây ngay trên mảnh đất đã bị bom đạn chiến tranh cày xới…
Không hiểu thuyền độc mộc có tự lúc nào, nhưng từ khi mới sinh ra, già A Hyơh đã thấy cha ông của mình dùng thuyền độc mộc để đánh cá, để làm phương tiện lên rẫy. Thời gian trôi nhanh như con nước, tuổi thơ của già A Hyơh càng thêm gắn bó với chiếc thuyền độc mộc, qua những tháng ngày theo cha đi đánh bắt cá và được cha chỉ dạy cách đục đẽo những chiếc thuyền nhỏ lướt êm trên sông nước…
Bloong, bloong, blinh, blinh... những thanh âm kỳ diệu vang lên từ sân sau Bảo tàng tỉnh lan xa theo triền sông Đăk Bla, khi bổng khi trầm, quấn quýt, dồn đuổi nhau như suối ngàn... Tôi đọc được sự bất ngờ và thích thú trên gương mặt của những du khách Hàn Quốc.
Sau 4 năm thành lập, với nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương và bà con nhân dân, thôn Đăk Krăk (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đã dựng được nhà rông mới. Trong ngày khánh thành mừng nhà rông, bà con dân làng ai ai cũng đều vui mừng và phấn khởi vì từ đây đã có chỗ hội họp, sinh hoạt văn hóa văn nghệ để giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Ba Na nơi đây.
Nói đến Măng Ri, hầu như mọi người dân Kon Tum đều biết, bởi nơi đây không chỉ nổi tiếng với cây dược liệu quý – sâm Ngọc Linh mà còn là mảnh đất có bề dày truyền thống cách mạng - là Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum trong kháng chiến chống Mỹ.
Bước vào những tháng mùa khô Tây Nguyên, khi hạt lúa trên rẫy bắt đầu chín vàng, bà con dân làng Đăk Manh 2 (xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô) lại nhộn nhịp tổ chức lễ hội ăn cơm mới. Năm nay, dân làng đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới nên lễ hội của làng cũng được tổ chức linh đình hơn mọi năm.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.