Cũng như các dân tộc tại chỗ khác ở Tây Nguyên, chiếc gùi rất gần gũi trong đời sống sinh hoạt và trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với người Gia Rai, chiếc gùi được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người đàn ông lớn tuổi trong làng. Ngày nay, người Gia Rai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống, vừa để bán nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Không chỉ nổi tiếng với Di chỉ khảo cổ Lung Leng ghi dấu người tiền sử ở Tây Nguyên, huyện Sa Thầy còn được biết đến là một trong những chiếc nôi văn hóa dân gian của tỉnh. Hơn 40 năm sau ngày được thành lập, bản sắc dân tộc, nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS sinh sống lâu đời trên địa bàn vẫn được quan tâm gìn giữ và phát huy.
Dân tộc Giẻ Triêng là một trong những dân tộc tại chỗ chiếm đa số ở huyện Đăk Glei nói chung và xã Đăk Blô nói riêng. Dân tộc Giẻ Triêng có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ bao đời nay. Trong đó, kho lúa cất giữ lương thực và chiếc hòm là vật thể mang đậm văn hóa tâm linh.
“Hữu xạ tự nhiên hương”, từ quá trình nghiên cứu, khơi nguồn văn hóa dân tộc, A Thút cùng đoàn cồng chiêng làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) được nhiều nước mời biểu diễn cồng chiêng, hát kể sử thi... ở các sự kiện văn hóa lớn.
Am hiểu sâu đặc điểm âm nhạc của cồng chiêng, thành thục trong chế tác và trình diễn các nhạc cụ dân gian, ghi nhớ và lưu giữ các làn điệu dân ca Xơ Đăng - Tơ Đrá; có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy, truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, đàn ting ning, tơ rưng của người Xơ Đăng cho thế hệ trẻ... Đó là vài nét về chân dung nghệ nhân A Lang (67 tuổi), dân tộc Xơ Đăng, cư trú tại thôn Kon Kơ Lốk, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà.
Ghé thăm xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông), chúng tôi không khỏi thán phục khi biết 13/13 thôn trên địa bàn xã đều có những nghệ nhân say mê với văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Họ chính là những người “giữ hồn” của làng, đang ngày đêm lưu truyền nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc cho con cháu.
Anh A Huy (năm nay 40 tuổi) người Xơ Đăng ở làng Kon Kơ Lốk, xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà) từ nhỏ đã được cha mình - Nghệ nhân Ưu tú A Bôm truyền dạy cho nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng. Theo năm tháng, những âm thanh trầm bổng ngân vang của cồng chiêng và những bước chân nhịp nhàng của những chàng trai, cô gái Xơ Đăng trong vòng xoang khi vào hội như mê hoặc A Huy.
Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.
Nơi ấy, bạn có thể hòa vào dòng người xe hối hả để cảm nhận về sự phát triển của thành phố trẻ. Nhưng cũng nơi ấy, bạn được đắm mình trong sự bình lặng, hiền hòa, khi mặt trời lên, sương rừng vẫn kịp nhởn nhơ trên từng mái nhà, từng góc phố. Và nếu cảm nhận bằng trái tim mình, bạn sẽ chạm được vào hồn phố.
Sê San - dòng sông hùng vĩ với nguồn nước dồi dào, lắm ghềnh thác. Dòng sông không chỉ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để phát triển hệ thống thủy điện mà còn chứa đựng trong lòng nó nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều loại cá quý hiếm, góp phần nâng cao đời sống người dân hai bên bờ sông.
Không kể sớm tối, trên những nẻo đường, các bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng luôn kiên trì vận động, kết nối các hộ dân, tạo sự đoàn kết trong khu dân cư. Trách nhiệm, tận tụy với công việc, họ trở thành những hạt nhân đoàn kết, góp phần xây dựng thôn, làng vững mạnh.
Hơn 20 năm nay, ông A Veng, 70 tuổi, dân tộc Xơ Đăng, làng Kon Kơ Lốk (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) truyền dạy cho nhiều người về kỹ thuật chế tác các loại nhạc cụ dân tộc (đàn t’rưng, đàn ting ning), nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, kỹ thuật chỉnh cồng chiêng. Qua đó, ông truyền ngọn lửa nhiệt huyết và niềm say mê văn hóa của đồng bào DTTS tại chỗ cho thế hệ trẻ tại địa phương, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Chư Mom Ray có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đặc biệt là các thác nước hùng vĩ và thơ mộng trong rừng nguyên sinh. Sau các chuyến đi khám phá thác Bảy Tầng, thác Khỉ, thác Nàng Tiên, lần này, tôi quyết định đến thác Hang Dơi nằm sâu trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.
Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) được mệnh danh “xứ sở sương mù”, bởi khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ. Măng Ri không chỉ được biết đến là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân có truyền thống cách mạng kiên trung, anh dũng, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, mà ngày nay còn được biết đến như là “thủ phủ” của các loại dược liệu và là “vựa lúa” của vùng đất dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ.
Cũng như đồng bào các DTTS khác trên vùng đất Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng như đã thấm sâu vào máu thịt, vào linh hồn người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng). Với họ, cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là nét đẹp văn hóa được gìn giữ, lưu truyền bao đời nay; cồng chiêng hiện hữu trong đời sống hàng ngày, gắn liền với các tập tục, lễ hội…
Được xây dựng vào năm 1992, trên khu đất trung tâm của thị trấn Sa Thầy, nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy là công trình văn hóa, biểu tượng cho sự gắn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện. Nơi đây còn được xem là một bảo tàng thu nhỏ vì đang lưu giữ, trưng bày hàng trăm hiện vật có giá trị về văn hóa, lịch sử của địa phương.
Say mê với những bài chiêng, tiếng cồng, từ tuổi niên thiếu, A Thu (ở thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô) đã mày mò học cách sử dụng các nhạc cụ dân tộc từ các già làng, nghệ nhân trong thôn, trong xã... Gần 20 năm miệt mài như thế, A Thu đã trở thành nghệ nhân đánh cồng chiêng giỏi và hiện tại đang “truyền lửa” đam mê cho thế hệ trẻ trên địa bàn để gìn giữ văn hóa truyền thống cho mai sau.
Truyền thống hiếu học ở Ngọc Yêu được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ hồi còn chiến tranh cho đến tận bây giờ. Người dân nơi đây nhận thức được việc học tập để tiếp nhận tri thức là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với tương lai con em, nên dù khó khăn người dân nơi đây vẫn tạo điều kiện và thường xuyên khuyến khích, động viên con em mình tích cực học tập.
Là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, sử thi góp phần làm nên nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS Tây Nguyên. Bây giờ, tuy không còn phổ biến như cồng chiêng, xoang hay các nhạc cụ truyền thống, song sử thi (tiếng Ba Na là hơ mon) vẫn được gìn giữ, tiếp nối niềm tự hào của thế hệ đi trước. Với hơ mon, gần cả cuộc đời, già A Lưu ở làng Kon Klor (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn nhớ...
Ngày xưa, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu sống trong cộng đồng làng, làng là nơi sinh sống, bảo vệ mọi người khỏi những thiên tai, địch họa, ứng xử với các làng khác và giải quyết cả mâu thuẫn giữa các thành viên cộng đồng. Vì vậy, để “điều hành” việc làng, các làng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên đều đề ra hệ thống luật tục (hay còn gọi lệ tục) của làng, mọi việc xảy ra trong làng do các già làng phán xử dựa trên các luật tục, không ai có quyền làm trái. Cũng như mọi làng đồng bào dân tộc tại chỗ ở Kon Tum, người H’rê ở làng Vi Ô Lăk, xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) cũng đề ra luật tục của làng.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.