Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
Bao đời nay hình ảnh chiếc gùi luôn gắn liền với những người phụ nữ DTTS Bắc Tây Nguyên, nên ít người biết rằng, vật dụng gần gũi, quen thuộc này, vẫn còn một vẻ đẹp khác, mang hình dáng, đặc tính riêng dành cho người đàn ông.
Tà vẩu (hay còn gọi là K’Vó) là loại nhạc cụ độc đáo và không thể thiếu trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), ở huyện Kon Plông. Tà vẩu được chế tác từ cây nứa già (sau khi phơi khô khoảng 2 tuần), dài khoảng 15 cm, 2 đầu thanh nứa để rỗng, lấy sáp ong bịt kín 1 đầu. Phần giữa thân nứa, người chế tác nhạc cụ đục 1 khe nhỏ hình chữ nhật; dùng sáp ong gắn vào đó 1 thanh nứa mỏng, nhỏ (lưỡi tà vẩu) để tạo âm thanh.
Làng Kon Bưu (thôn 4, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) nằm dọc Quốc lộ 24, bên dòng suối Đăk Biêu rì rầm chảy. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, làng Kon Bưu hiền hòa vẫn mang sức hút kỳ lạ đối với tôi.
Được sự giới thiệu của Phòng VHTT huyện Kon Plông, tôi tìm đến làng Kon Pring (thị trấn Măng Đen) gặp bà Y Lim (50 tuổi, dân tộc Xơ Đăng, nhánh Sơ Đrá), nghe bà “tự sự” về niềm đam mê nghệ thuật dân gian của mình.
Sau nhiều năm mới có dịp trở lại xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông), chúng tôi thật sự vui mừng vì diện mạo nơi đây đã khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao. Càng vui hơn khi vẫn được nghỉ ngơi trong mái nhà sàn truyền thống; được đắm mình trong tình cảm chân thành, mộc mạc, ấm áp của bà con dành cho khách đường xa.
Ẩn mình trong khu vườn rộng gần 15.000m2 dưới tán nhiều cây cổ thụ tại đường Mai Xuân Thưởng (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum), ngôi nhà sàn bằng gỗ của gia đình cụ Nguyễn Thượng (1866 – 1962) mang vẻ đẹp cuốn hút đến khó tả đối với những người lần đầu đặt chân tới đây. Ngôi nhà đến nay đã hơn 100 năm tuổi và là công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở của người Pháp, người Bình Định và người Ba Na.
Ngược con dốc của Tỉnh lộ 671 đổ về trung tâm xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) có một xưởng mộc chuyên sản xuất đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ được thành lập 6 năm qua với tên gọi Nguồn Xanh. Điều đặc biệt đây là nơi chủ xưởng kiêm người dạy nghề mộc miễn phí, còn thợ học việc và làm nghề đều là người khuyết tật.
Đó là ông A Đẹp, 66 tuổi, dân tộc Ba Na, cư trú tại thôn Kon Rờ Bàng 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. Năm 2019, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì những đóng góp cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trầm tính, ít nói, ông không hay chia sẻ về việc này việc khác, nhất là ngại bày tỏ về bản thân. Bao nhiêu cố gắng, dường như ông lặng lẽ dồn vào sợi nan cọng lạt để làm ra những vật dụng bằng tre nứa đơn sơ, dân dã không thể thiếu trong sinh hoạt, đời sống của dân làng. Trong nhiều thứ đó, những chiếc gùi hai lớp có nắp đậy được yêu thích nhất. Ông là Nghệ nhân ưu tú A Bư ở làng Rắc, xã Ia Xiêr, huyện Sa Thầy.
Những năm gần đây, thành phố Kon Tum là địa phương có nhiều đội cồng chiêng “nhí” hoạt động hiệu quả ở trường học, trong sinh hoạt văn hóa âm nhạc ở các thôn làng. Chính những nghệ nhân “nhí” của các đội cồng chiêng này đã và đang tiếp nối giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ở cộng đồng.
Ngôi nhà rông mới của làng Kon Xơ Mlũh (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) đang được bà con Ba Na nơi đây dựng bên cạnh ngôi nhà rông cũ đã bị hư hỏng và xuống cấp. Ngôi nhà rông được làm theo nguyên mẫu truyền thống của dân tộc Ba Na nên dân làng phải vào trong rừng sâu để tìm kiếm các vật liệu có sẵn trong tự nhiên. Quá trình dựng cũng được thực hiện chủ yếu bởi những người đàn ông khỏe mạnh, cao tuổi trong làng.
Với những phụ nữ người Thái Đen (một nhánh của dân tộc Thái) ở xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, những vật dụng được làm từ thổ cẩm như: Chăn, màn, gối, nệm hay bộ trang phục truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là những đồ thổ cẩm truyền thống do chính tay họ làm nên và là quà cưới mà phụ nữ người Thái Đen phải chuẩn bị trước khi đi lấy chồng.
Với tôi và nhiều người ở Kon Tum thì Lê Hát Sơn là một người đa tài. Bởi, anh là người tài hoa ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật, cả ở thơ, hội họa, thư pháp… anh đều “chen chân” vào với niềm đam mê vô hạn và đều gặt hái những thành công nhất định ở mỗi lĩnh vực, đều để lại “chất riêng” của Lê Hát Sơn.
Gần 30 năm công tác ở Kon Tum, tôi có cơ duyên nhiều lần gặp gỡ và chuyện trò cùng cô giáo Y Blưn. Có khi tôi gặp cô ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, khi thì ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, hoặc gặp cô ở các hội thảo, hội nghị của ngành văn hóa, hay trong các dịp lễ hội cồng chiêng của cộng đồng do các cấp, các ngành tổ chức... Trong tất cả các cuộc gặp gỡ đó, điều gây ấn tượng mạnh nhất với tôi là lòng nhiệt huyết, sự tận tụy, nỗ lực hết mình vì công việc của cô Y Blưn đã truyền cảm hứng đến mọi người xung quanh.
Giống như các cộng đồng DTTS khác trên địa bàn tỉnh, người Xơ Đăng ở làng Giang Lố 1 (xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi) cũng có những bài chiêng cổ đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng ở đây. Đó là những “báu vật” được cha ông của họ sáng tác ra từ khi mới lập làng, diễn tả lại đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và tình cảm của dân làng. Những bài chiêng quý đó được các thế hệ trong làng gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ hôm nay.
Tháng 3, thôn Đăk Nông (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) chìm trong cái nắng oi ả. Trong căn nhà cấp 4, bà Đặng Như Hoa cẩn thận lấy khăn lau cây đàn tính cũ kỹ rồi cất tiếng đàn, tiếng hát xua tan mệt nhọc. Gần 30 năm qua, kể từ khi rời quê hương Cao Bằng vào Kon Tum, cây đàn tính, bộ trang phục truyền thống của người Tày và điệu hát then luôn là người bạn đồng hành, cùng bà trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống. Với bà, đó là ký ức ấu thơ, là dáng hình quê hương, bà trân trọng nâng niu, giữ gìn như báu vật.
Nằm ở vùng đệm của rừng Quốc gia Chư Mom Ray, xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy) ngày nay được xem là một trong những “xã đáng sống” nhất của huyện Sa Thầy bởi sự trù phú nơi đây. Nhưng ít ai biết để có được như ngày hôm nay, cách đây gần 40 năm về trước, những người quê lúa Thái Bình vào lập nghiệp ở vùng đất này, từng đánh đổi bao nhiêu mồ hôi, công sức, thậm chí cả tính mạng của mình để góp phần làm nên diện mạo làng quê mới trù phú.
Từng uống rượu ghè nếp than ở nhiều nơi, nhưng chưa ở đâu tôi thấy rượu ghè nếp than có nét đặc trưng riêng như rượu ghè nếp than của bà Y Gar, thôn Kon Sờ Lạc 2, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy. Nét đặc trưng của rượu này là: Thơm ngọt, lại đăng đắng... rất khó quên!
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.