Ở thôn Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) có Câu lạc bộ Văn hóa dân gian của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chọn là Câu lạc bộ Văn hóa dân gian điểm. Nơi đây, các nghệ nhân đã và đang nỗ lực lưu truyền, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Tọa lạc ở số 505, đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất (thành phố Kon Tum), quán cà phê mang tên The Valley Coffee (Thung lũng cà phê) nổi bật với ngôi nhà sàn to lớn và nhân viên phục vụ đều là người DTTS. Chủ nhân của quán cà phê độc đáo này là anh Nguyễn Đức Trung (sinh năm 1977)- người có sở thích kinh doanh du lịch và đam mê văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh.
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Di sản thiên nhiên ASEAN không chỉ nổi tiếng với sự đa dạng sinh học cao, nhiều cảnh quan thiên đẹp như các thác nước, hang động... mà còn có đồng cỏ tự nhiên rộng trên 10.000ha ở Ya Book- nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật, nhất là thú móng guốc. Đây được xem như “thảo cầm viên” thiên tạo hiếm có và còn là nơi lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử, có thể khai thác để đẩy mạnh phát triển du lịch. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Đến làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), không khó để hỏi thăm đường đến nhà nghệ nhân A Thui (sinh năm 1958) bởi sự nổi tiếng của ông. Không chỉ có khả năng chơi và sáng chế được nhiều loại nhạc cụ, nghệ nhân A Thui còn là người thầy dạy nhạc tâm huyết với thế hệ trẻ.
Dưới mái nhà rông vang lên những giai điệu trầm bổng của chiêng, cồng. Dân làng Vi Choong (xã Hiếu, huyện Kon Plông) hân hoan múa xoang, uống rượu ghè mừng ngày hội chung của làng. Với họ, cồng chiêng là tiếng nói, là tâm hồn, là một phần thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống. Bởi vậy, dù đời sống còn nhiều gian nan, khó khăn, song tiếng cồng chiêng vẫn luôn rộn rã, thể hiện tinh thần lạc quan, hiền hòa, nỗ lực vượt gian khó vươn lên của bà con ở vùng Đông Trường Sơn.
Đến hôm nay, tôi đã gắn bó với Kon Tum hơn 28 năm. Chẳng biết “kiếp trước” mình có duyên nợ với mảnh đất Kon Tum này hay không, nhưng trong tâm tưởng, tôi sẽ gắn bó với nơi này cho đến hết cuộc đời.
Cũng như nhiều dân tộc khác ở tỉnh, người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở làng Kon Tu Rằng rất có ý thức về nguồn cội, về mẹ thiên nhiên, về rừng. Nguyên làng Kon Tu Rằng là Bule Tu Rằng, có nghĩa là “làng cũ ở trong rừng”. Trên hành trình phát triển và phát huy những giá trị văn hóa, chính quyền đang cùng với người dân xây dựng làng Kon Tu Rằng thành làng du lịch văn hóa cộng đồng.
Nói đến nghệ nhân A Lít (ở thôn 2, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy) thì dường như cả xã ai cũng biết. Ông không chỉ nổi tiếng là người đam mê nhạc cụ dân tộc, mà còn là người luôn nêu cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc của đồng bào dân tộc Ba Na. Năm 2015, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Như một ngôi sao sáng trong kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, sử thi Ba Na đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân. Sử thi Ba Na không những có giá trị nghệ thuật dân gian mà còn mang đậm tính nhân văn.
Nằm bên dòng Đăk Bla thơ mộng, làng Kon Hngor Ktu, xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) là một trong những ngôi làng còn giữ được “lửa” cồng chiêng. Gần 10 năm nay, dưới sự hướng dẫn tận tình của già A Lêr, A Khul, 2 đội cồng chiêng trung niên, 1 đội cồng chiêng nữ và 3 đội cồng chiêng thanh thiếu niên từng bước trưởng thành, đánh thành thạo nhiều bài chiêng cổ, để lại ấn tượng sâu đậm trong các lễ hội văn hóa.
Dù tuổi đã cao và tiếng hát không còn tròn đầy, ngân vang như thời xuân sắc, bà Y Brai (sinh năm 1941, dân tộc Ba Na, ở làng Kon Túc, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy) với niềm đam mê, tình yêu âm nhạc vẫn luôn dành trọn tâm huyết, trau chuốt trong từng câu dân ca mỗi khi biểu diễn cho mọi người thưởng thức.
Từ phía Tây cầu Kon Braih - nơi bắt đầu Tỉnh lộ 677 đoạn tiếp giáp với Quốc lộ 24 - chạy xe vào hướng trung tâm xã Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) chừng 7km, nhìn về bên phải, chúng ta gặp chiếc cầu treo bằng sắt dây văng bắc qua sông Đăk Kôi dài trên 100m. Qua cầu, đi tiếp chừng 500m nữa là đến làng Kon Vi Vàng nằm yên bình bên dòng sông Đăk Kôi bốn mùa nước trong xanh, phẳng lặng. Ngôi làng bé nhỏ này là của tộc người Tơ Đrá - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng.
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng.
Hơn 10 năm nay, ông A Tân ở làng Kon Săm Lũ, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy đã biến những khúc gỗ khô thành những bức tượng sống động, có hồn. Đam mê tượng gỗ, ông dành nguyên một khu vườn rộng để tạc và trưng bày tượng. Khu vườn tượng của ông như một câu chuyện khá đầy đủ về đời sống cũng như sinh hoạt văn hóa của người Ba Na.
Dưới bóng mát của những cây cổ thụ trong khuôn viên nhà rông làng Lút (xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy), những người đàn ông Gia Rai lớn tuổi say sưa truyền dạy cồng chiêng cho trẻ em trong làng. Đây là lớp truyền dạy cồng chiêng mà người dân làng Lút thường tổ chức vào dịp hè hàng năm cho thế hệ con cháu của mình. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Gia Rai được bảo tồn và phát huy.
Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo.
Đó là ông A In (66 tuổi, trú ở làng Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông). Ông đã được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú năm 2019 vì những đóng góp trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Nép mình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, ngôi nhà ông A Nhum, bà Y Djer (làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) luôn rộn ràng tiếng đàn t’rưng, tiếng dân ca Ba Na. Những giai điệu âm nhạc truyền thống như liều thuốc tinh thần, giúp gia đình nhỏ thêm vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời.
Nằm bên cạnh dòng sông Đăk Bla hiền hòa, làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đẹp như bức tranh, mộc mạc và thanh bình. Ngôi làng nổi bật bởi mái nhà rông cao vút; những ngôi nhà sàn, nhà xây xen lẫn với cây cổ thụ xanh mướt. Đặc biệt, từ bao đời nay, người dân làng Kon Drei vẫn giữ nét đẹp trong sinh hoạt và sản xuất gắn liền với dòng sông Đăk Bla.
Dù cuộc sống hiện đại, nhiều loại vải với sự đa dạng các chất liệu, kiểu cách ra đời nhưng thổ cẩm vẫn luôn hiện diện ở các làng DTTS trên địa bàn thành phố Kon Tum. Sau tất cả, họ vẫn chọn và giữ nghề dệt thổ cẩm như một phần tất yếu của cuộc sống. Và mới đây, Liên hoan “Sắc màu thổ cẩm” do thành phố Kon Tum tổ chức vào đầu tháng 7/2020 một lần nữa làm sống lại không gian thổ cẩm.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.