28 năm định cư ở vùng đất mới, vượt qua bao khó khăn, trắc trở, giờ đây cuộc sống của các hộ người Mường ở thôn Thung Nai, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi đã ấm no. Cùng với việc phát triển kinh tế gia đình, bà con còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú ở xã biên giới Đăk Xú.
Nghệ nhân A Phưk (làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) từ lâu được nhiều người biết đến như là “nhạc trưởng” dẫn dắt, hướng dẫn dân làng trong việc xây dựng, tu sửa nhà rông truyền thống của người Ba Na ở thành phố Kon Tum. Không những vậy, ông còn luôn trăn trở và tận tình truyền nghề làm nhà rông cho lớp trẻ với mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc của đồng bào dân tộc Ba Na.
Trẻ mới sinh cũng… góp tiền mua cồng chiêng; bầu người uy tín giữ cồng chiêng và không được tùy tiện đánh cồng chiêng, là câu chuyện thú vị chúng tôi được nghe trong một chiều về làng Plei Lay, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum). Cũng trong câu chuyện ấy, tôi hiểu được văn hóa cồng chiêng, những phong tục của người Gia Rai nơi đây từ bao đời đến nay vẫn nguyên vẹn, không bị mai một, pha tạp.
Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
Cùng được làm từ vật liệu (gỗ, tranh, tre, mây…) có trong tự nhiên như nhà rông của các DTTS khác, nhưng nơi giữ hồn làng của người Giẻ Triêng lại mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến con trâu.
Dù tuổi đã cao và đôi tay không còn linh hoạt, dẻo dai như lúc trẻ, nhưng nghệ nhân Y Hướt (sinh năm 1948) ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) vẫn duy trì dệt thổ cẩm như một niềm đam mê với mong muốn góp phần gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na.
Chọn cho mình một lối đi riêng trong nghề nhiếp ảnh, mỗi bức ảnh của Nguyễn Ngọc Thái (nghệ danh Thái Ba Na, sinh 1990) là một câu chuyện, một cuộc đời được anh kể lại bằng ngôn ngữ của hình ảnh. Hiện anh đang ấp ủ thực hiện một bộ ảnh về 54 dân tộc anh em để kể một câu chuyện về văn hóa, về con người, dân tộc Việt Nam.
Hàng ngày, ngoài những lúc trông cháu, vợ chồng ông A Hùng (57 tuổi) và bà Y Mưk (58 tuổi) ở làng du lịch cộng đồng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) tranh thủ đan lát và dệt thổ cẩm. Không chỉ vậy, ông bà còn tích cực truyền dạy nghề cho các con mình để có sản phẩm bán cho du khách, tăng thêm thu nhập và góp phần gìn giữ nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Khi máy xay xát có mặt khắp làng, những tưởng tiếng chày chỉ còn trong câu chuyện xưa cũ của ông bà kể lại. Nhưng không, ở làng Kon Jơ Dreh, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum), tiếng nổ ồn ào của những cỗ máy xay xát không thay thế được tiếng chày giã gạo. Trong nhịp sống hối hả, vội vã, nhà nhà vẫn giữ việc giã gạo hàng ngày như một phần tất yếu của cuộc sống, vừa để bữa cơm thêm ngon, vừa lưu lại nét đẹp văn hóa của người Ba Na tự bao đời.
Từ khi còn nhỏ, anh Lê Huy Vũ (52 tuổi, trú tại phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) thường xuyên xuống làng Kon H’ra Chót, ngôi làng nằm bên dòng sông Đăk Bla, cách nhà khoảng vài trăm mét để vui chơi cùng bạn học cùng lớp là người Ba Na. Hơn 50 năm gắn bó với làng Kon H’ra Chót, anh Vũ như người con của làng. Anh am hiểu văn hóa và nói tiếng Ba Na rất giỏi. Anh cũng là thành viên quan trọng trong đội cồng chiêng của làng.
Chúng tôi về làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) giữa tiếng cồng chiêng ngân vang. Cồng chiêng gắn bó với người dân nơi đây như máu thịt và được xem là báu vật của làng.
Khi những hạt lúa vàng ươm đã được chất đầy trong mỗi góc nhà sàn, ánh nắng cũng dần dịu trong cái se lạnh đầu đông cũng là thời điểm đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô ăn Tết lúa mới truyền thống.
Tết đến gần, những vườn trồng hoa cúc trên địa bàn phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum, trở nên nhộn nhịp với hàng chục cửu vạn cùng thương lái ra vào. Năm nay, mưa thuận gió hòa, những cây hoa cúc nở đúng dịp Tết, giá cả cũng ổn định, do vậy các nhà vườn trồng hoa ở đây đều vui mừng vì được mùa, được giá.
Với người Gia Rai ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy), đàn T’rưng là nhạc cụ quen thuộc gắn bó mật thiết trong đời sống sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng. Mọi người không chỉ sử dụng đàn T’rưng trong các dịp lễ hội mà còn sử dụng ở nương rẫy để bảo vệ mùa màng trước muông thú và để giao lưu trong cộng đồng, phục vụ các sinh hoạt văn hóa, sau một ngày lao động vất vả.
Vào những ngày cuối năm, khi ruộng rẫy đã thu hoạch xong, kho lúa đã đầy, người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) tại xã Đăk Ring, huyện Kon Plông lại tất bật chuẩn bị đón lễ hội lớn nhất trong năm– Tết Khỉ. Cũng giống như Tết Nguyên đán, Tết Khỉ đối với người Ca Dong đánh dấu một năm cũ qua đi, năm mới đã đến cùng những ước nguyện tốt lành.
A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
Đã có lúc, nghề đan lát tưởng chừng mai một, thế nhưng, bằng tình yêu, sự trăn trở với nghề, những người già ở làng Đăk Tiêng Ktu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đã vận động người dân giữ gìn và truyền lại nghề cho lớp thanh niên. Trải qua những “nốt trầm”, giờ đây, nghề đan lát dần được tiếp nối, các sản phẩm thủ công từ tre, nứa được nhiều người ưa chuộng, đem lại thu nhập.
Nhiều năm qua, nghệ nhân A Pheh (61 tuổi) ở làng Kon Klor, phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) không ngừng học hỏi, tận tâm truyền cho lớp trẻ tình yêu và lòng khát khao giữ gìn bản sắc văn hóa cồng chiêng truyền thống của dân tộc Ba Na…
Đã có những bài viết khắc họa về một A Thăk (làng Ba Cheng, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà) đam mê văn hóa dân gian, nhiệt tình truyền dạy cồng chiêng... Dưới góc độ của bài viết này, tôi xin được nhìn ông với tư cách người nghệ sĩ nặng nghĩa tình với văn hóa dân tộc Ba Na.
Người dân làng Đăk Rơ Chót (xã Đăk La, huyện Đăk Hà) từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống yêu nhạc, mê chiêng. Nơi đây ngoài những tay chiêng nam, còn có một đội chiêng nữ với lối đánh và phong cách chơi riêng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của người Ba Na nơi đây.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.