• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Vẫn có ngày 20/10 khác...

22/10/2018 07:01

Tôi dám chắc rằng, trong những ngày này, chủ đề mà mọi người sẽ bàn đến nhiều nhất là đón ngày Phụ nữ Việt Nam (ngày 20/10) như thế nào. Từ công sở đến quán cà phê, từ nhà ra chợ, tôi đều được nghe người ta bàn tán nhiều về những hoa, những quà dành tặng cho chị em phụ nữ trong ngày đặc biệt này. Dù còn cách cả tuần, nhưng dân tình xóm tôi cũng đã “sốt xình xịch” với chuyện tổ chức ngày 20/10.

Đến sát ngày Phụ nữ Việt Nam, các mạng xã hội như zalo, facebook tràn ngập lời chúc hay và hoa đẹp; những kế hoạch tổ chức "hoành tráng" được chia sẻ; những chuyến đi chơi đây đó được chuẩn bị chu đáo...

Và sau ngày 20/10, hẳn rằng các trang mạng xã hội lại tràn ngập những chia sẻ thú vị về một ngày "vui hết biết" của chị em. Ai chẳng muốn làm "một nửa của thế giới" vui vẻ trong ngày dành riêng cho họ?

Nhưng suốt chặng đường đi từ thành phố Kon Tum lên xã Đăk Long, một xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Glei, tôi lại chỉ nghe mấy chị phụ nữ đi nhờ xe lo lắng chuyện đám lúa rẫy đã chín rục nhưng vẫn chưa thể thu hoạch; đàn gà có dấu hiệu bị bệnh, cứ rúc đầu vào cánh; thương lái đến thu mua mì nhưng ép giá vì đường xa...

Ấy là mấy chị nhà tận xã Đăk Long, xuống thăm con đang học ở Trường Phổ thông DTNT tỉnh Kon Tum, khi về, may mắn sao lại có xe của Văn phòng UBND tỉnh (là đơn vị kết nghĩa với xã Đăk Long) lên công tác ở địa phương cho đi nhờ.

Con đường vòng qua những triền núi, nhiều đoạn đã xuống cấp, một số đoạn khó đi do ảnh hưởng mưa bão, xóc nảy tung cả người, nhưng câu chuyện vẫn rôm rả. Tất nhiên, không thể thiếu chuyện về ngày 20/10.

Ở mình ấy - chị cán bộ phụ nữ thôn, có dáng vẻ đậm thấp và phúc hậu, cười vui vẻ - không có nhiều người biết ngày 20/10 là ngày gì đâu.  

Các chị hay cười. Cười khi kể về cuộc sống còn nhiều khó khăn, cười khi biết mình nhầm ngày Phụ nữ Việt Nam với ngày 8/3, cười khi được hỏi vui chồng có tặng quà gì không, cười khi được giải thích đó là ngày truyền thống của phụ nữ Việt Nam, thường sẽ được tặng hoa và quà. Quà ấy à, sao lại có quà? Làm gì có tiền mà mua - một chị thủng thẳng nói nhưng vẫn không giấu được vẻ ngạc nhiên.

Cũng vì thế nên ở nơi ấy, ngày 20/10 cũng như bất kỳ ngày nào khác trong năm. Nghĩa là đàn ông vẫn đi làm rẫy, phụ nữ vẫn miệt mài kiếm củi, trỉa bắp, trên đường đi chăm chắm tìm hái nắm rau rừng về luộc chấm muối.

Tôi thì chẳng cần hoa với quà đâu. Chỉ cần chồng bỏ rượu, chịu khó đi làm rẫy như đàn ông trong làng là được - Y.T nói nhỏ.

Ừ, mong nó không uống nhiều rượu, không say tối ngày, đánh vợ đánh con nữa. Mấy chị cùng an ủi.

Một chị kể: Hoàn cảnh Y.T tội lắm. Chồng nó lười lao động, lại nghiện rượu, có tiền là say xỉn suốt ngày, mỗi lần say rượu lại đánh con, đuổi vợ. Vì vậy, Y.T chỉ mong nó không say rượu nữa là tốt lắm rồi.

Xe vẫn nhọc nhằn vượt qua từng con dốc. Những cơn gió se lạnh phóng túng thổi qua từng khe núi; lồng lộng quất trên những mái tôn, báo hiệu mùa khô đang đến.  

Mai phải nhờ người thu hoạch mấy đám lúa rẫy thôi, chín quá, chuột, sóc phá nhiều. Lẽ ra phải xong rồi, nhưng đi thăm con nên chưa làm được - chị cán bộ phụ nữ thôn giãi bày.

Thế là chủ đề chuyển sang những lo lắng hàng ngày. Chuyện tư thương vào mua mì, nhưng ép giá vì lý do đường xấu, lại xa; chuyện đám ruộng lúa nước bị bệnh hại vàng hết lá...

Rồi Y. T thở dài: Em chỉ mong có tiền mua con bò để nuôi thôi. Có mấy sào mì, bán đi cũng chỉ đủ trả nợ cho chồng. Nghe mấy chị hướng dẫn, em tính vay vốn ngân hàng, nhưng lại lo, lỡ đâu bò chết, không trả được nợ thì khổ thêm.

Tôi nghe các chị tâm sự mà thấy đắng chát.

Chợt giật mình, mới lúc nãy tôi còn khuyến khích chú em mua điện thoại mới có giá hàng chục triệu đồng mới tặng cô em dâu nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, dù điện thoại cũ vẫn còn dùng tốt. “Có thế mới thể hiện được tâm ý” - tôi từng nói vậy.

Vậy đấy. Trong khi trên mạng xã hội đang "tung hô" những món quà tặng đắt tiền để tặng “một nửa của mình” nhân ngày 20/10 thì ở đâu đó vẫn có những người phụ nữ chỉ mong dành dụm đủ tiền để mua 1 con bò giống với ước mong làm sao cuộc sống của gia đình mình bớt khổ.

Khi mà nhiều nơi, chị em phụ nữ - "một nửa của thế giới" - được hưởng trọn niềm vui trong ngày này, thì ở nhiều nơi khác, đang có một ngày 20/10 không có hoa và quà, phụ nữ vẫn cứ cần mẫn làm lụng, không thụ hưởng, không đòi hỏi.

Khi tôi đang ngồi viết những dòng chữ này thì nhận được tin nhắn, sau chuyến đi ấy, một anh cán bộ tỉnh (không muốn được nhắc tên) đứng ra quyên góp đủ tiền để mua tặng Y.T một con bò giống.

Một món quà được tặng bằng cả tấm lòng.

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by