• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Chuyện tăng gia ở Đồn Biên phòng Sê San

04/01/2019 13:05

​Giữa khắc nghiệt của khí hậu vùng biên, những luống rau sạch vẫn xanh mơn mởn; những đàn heo, bò, gia cầm… vẫn núc ních béo tròn. Đó là thành quả được gặt hái từ lao động tăng gia sản xuất của người lính biên phòng để khắc phục những khó khăn, thiếu thốn nơi biên giới…

Chuyện “bếp núc” có lẽ không mấy xa lạ đối với người lính xa nhà. Tuy nhiên, chuyện tăng gia sản xuất ở một vùng biên có khí hậu khắc nghiệt thì hoàn toàn khác. Đồn Biên phòng Sê San (huyện Ia H’Drai) chính là một trong những điển hình tăng gia sản xuất của lực lượng Biên phòng Kon Tum, nhằm cải thiện bữa ăn và tạo thêm thu nhập để phục vụ nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biên giới.

Khi mới đặt chân lên Đồn Biên phòng Sê San, tôi nhìn quanh rồi thoáng nghĩ: Lạ nhỉ, tại sao ở đây không thấy bộ đội trồng rau xanh? Như hiểu được suy nghĩ của tôi, Trung tá Hoàng Ngọc Sáng- Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sê San chỉ tay ra phía xa rồi nói: Khu tăng gia nằm ở phía dưới kia anh ạ, được tách biệt với khu doanh trại của Đồn cho hợp vệ sinh…

 Mời khách uống xong ly trà nóng, Trung tá Hoàng Ngọc Sáng đưa tôi ra thăm khu tăng gia. Khi ngang qua con đường mòn giữa rừng cao su, Trung tá Hoàng Ngọc Sáng giới thiệu thêm: “Đây là vườn cao su tiểu điền mà Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng giao cho Đồn chăm sóc. Hiện, vườn cây bước vào năm khai thác đầu tiên”. Rồi anh chỉ tay về phía vạt rừng bên cạnh nói tiếp: Mảnh đất này đơn vị trồng 12ha mì vào năm 2017. Năm 2018, đơn vị quyết định giảm diện tích mì lại để Đoàn Thanh niên của Đồn trồng 1.500 cây điều…

Mải mê với câu chuyện, chúng tôi đã đến khu tăng gia tự lúc nào. Vừa đến nơi, tôi thật bất ngờ trước một khu tăng gia sản xuất với rất nhiều cây trồng, vật nuôi. Phía trước mặt tôi là khu vườn tăng gia rộng hơn 1.000m2 và trải rộng hơn 7.000m2 mặt nước ao cá, tạo nên một cảnh quan hài hòa, đẹp mắt giữa nước non và màu xanh cây lá, làm dịu cái nóng hầm hập giữa rừng khộp trông bề ngoài có vẻ khô cằn…

4h chiều, các chiến sĩ đã có mặt ở vườn rau để tưới nước, bắt sâu. Một chiến sĩ bật công tắc điện, chiếc vòi sen phun những giọt nước mát lành tưới tắm cho những luống rau mơn mởn. Số chiến sĩ còn lại, người thì nhổ cỏ, người thì bắt sâu…

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Sê San chăm sóc vườn rau sạch. Ảnh: D.Đ.N

 

Kể về chuyện trồng rau xanh ở Đồn, Thượng tá Hoàng Đình Tuệ- Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sê San cho biết: Tất cả công đoạn trồng rau xanh ở đây đều được cán bộ, chiến sĩ làm thủ công. Đặc biệt, việc trồng rau nơi đây không dùng hóa chất mà nguồn phân bón cho cây trồng được dùng từ phân chuồng đã qua ủ, ải.

Dừng một lát, Thượng tá Hoàng Đình Tuệ chia sẻ thêm: Ở vùng biên giới này, thực phẩm rau xanh hiếm lắm. Anh em bộ đội phải tự tăng gia sản xuất để cải thiện thêm bữa ăn. Số lượng rau xanh và cá nuôi, ngoài cải thiện bữa ăn hàng ngày, phần dôi dư được bán ra ngoài để tạo thêm nguồn kinh phí cho đơn vị…

Rời vườn rau, chúng tôi đến nơi chăn nuôi. Thấy tôi ngạc nhiên vì chuồng trại chăn nuôi trống rỗng, Trung tá Hoàng Ngọc Sáng nói vui: Heo, bò đi “kiếm ăn” hết cả rồi, tí nữa mới về. Nói xong, anh liền gọi chiến sĩ phụ trách chăn nuôi đến gõ vào kẻng. Tiếng kẻng vang vang giữa rừng biên giới và chỉ khoảng 20 phút sau, đàn heo khoảng 50 con ở đâu đó lại lũ lượt kéo về, heo sọc dưa có, heo lai có… Những thùng cháo nấu từ cây chuối rừng được đổ vào các máng. Đàn heo chen chúc tranh nhau ăn, tiếng sục thức ăn, tiếng kêu eng éc…vang động chiều vắng vẻ.

Thấy tôi vừa ngạc nhiên vừa tỏ ra thích thú, Trung tá Hoàng Đình Sáng cười sảng khoái: “Vì chăn nuôi quy mô nên cán bộ, chiến sĩ của Đồn cũng đã luyện cho gia súc, gia cầm đi vào nền nếp như vậy mới dễ dàng quản lý và kiểm soát hết được”.

Trong câu chuyện về tăng gia sản xuất của đơn vị, Trung tá Hoàng Đình Sáng cho biết thêm, trong năm 2018, Đồn Biên phòng Sê San đạt trên 5.640kg rau, củ, quả các loại; phát triển đàn bò 23 con, đàn heo 45 con và trên 250 con gia cầm các loại. Ngoài ra, đơn vị còn trồng được 7 ha mì, 1.500 cây điều…Việc tăng gia sản xuất đã góp phần đưa thêm vào bữa ăn hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ đơn vị 2.500 đồng/người/ngày, đảm bảo quân số khỏe trên 98,5%.

Rời Đồn Biên phòng Sê San lúc chiều muộn, trong tôi lan tỏa một niềm vui, bởi ở một nơi khí hậu vô cùng khắc nghiệt tưởng chừng chỉ có nắng và gió này lại có một khu tăng gia thật đẹp, thật quy mô…

Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by